thân Eltxin đi gặp có mặt cả người phiên dịch, nhưng người phiên dịch lại
được người ta bố trí đứng ngoài cửa để đề phòng anh ta phải nghe thấy
những điều thừa. Những cuộc gặp như thế cũng không phải hiếm trong
quan hệ quốc tế.
“… Nguyên Thủ tướng Egor Gaida thường xuyên tới thăm đại sứ quán
Mỹ tại Matxcơva và trò chuyện với ngài Đại sứ Matlook như một người
bạn lớn của chính Gaida và của toàn thể nhân dân Nga. Về những chuyện
gì thì không ai giải thích cho biết. Những thông tin trong các cuộc tiếp xúc
như thế không được đăng tải trên báo chí. Nhưng vào thời điểm đó Gaida
đã là một nhân vật chính thức.
Trung tướng an ninh N. X. Leonov đã lý giải “hiện tượng” này khi thông
báo: “Trên toàn thế giới người ta chấp nhận kiểu trò chuyện này, nếu như
anh có đủ tư cách là người chính thức hay là quan chức chính phủ. Hai bên
đưa ra những vấn đề gì, chúng ta có trách nhiệm gì – những điều đó không
còn là của cá nhân. Những người đầu tiên vi phạm điều này là Gorbachov
và Sevardnadze. Họ thường xuyên tiến hành các cuộc đàm phán mà nội
dung không được ghi vào biên bản. Họ thường không sử dụng phiên dịch
người mình. Không một ai trong nước chúng ta biết được nội dung các
cuộc trò chuyện của họ. Trong quá trình những cuộc trò chuyện như thế họ
luôn tự do sử dụng trách nhiệm của quốc gia, nhưng lại không cho ai biết
về nội dung của chúng.
Tuy việc đăng tải những tin tức như thế bị cấm, nhưng vẫn có một vài tư
liệu đã được làm rõ, cho dù không có lợi cho những nhân vật cao cấp: “…
Trong thời gian Gorbachov ở Đại sứ quán Mỹ thường có một số trí thức
theo khuynh hướng tự do, những cốt cán tương lai của cải cách cũng được
mời dự”, “Theo thông tin thu được của Washinhton từ một nguồn gần gũi
với CIA, Thủ tướng Liên bang Nga Xtepasin, thông qua chương trình chính
thức, đã có hai cuộc gặp bí mật không có phiên dịch tại một Vila (biệt thự)
ở ngoại ô với (Tổng thống) Clinton…”.
Liệu có cần nhắc tới việc N. X. Khrusov, vào thời của mình, cũng đã có
những kênh giao lưu “không chính thức” với phương Tây thông qua chàng