và phá hoại nền văn hoá vĩ đại của quốc gia Vizanti, bên cạnh đó là sử dụng
áp lực kinh tế nhằm gây nên thảm kịch: đế chế hết sạch vàng! toàn bộ vàng
bị những nhân vật ẩn danh vét hết để tuồn ra nước ngoài. Ngày nay chúng
ta gọi thảm kịch này là “khủng hoảng không thanh toán”. Khi thiếu hụt
vàng trầm trọng, thương mại sẽ rối loạn, trao đổi hàng hóa bình thường sẽ
bị ngưng trệ, toàn bộ nền kinh tế của Vizanti đã tê liệt”.
Bằng cách tương tự, để bóp nghẹt Liên Xô trong thị trường vàng, CIA đã
ký kết nhiều thỏa thuận bí mật với Nam Phi và các nước có liên quan khác.
Và cả hai bên thỏa thuận đã thực hiện đúng hợp đồng.
Chạy đua vũ trang. Bộ phận này của chiến tranh kinh tế đã kéo Liên Xô
vào vòng quay những chi phí to lớn cho lĩnh vực vũ trang, gây ra những tổn
thất khổng lồ – sau khi chuyển hướng nền kinh tế sang tổ hợp công nghiệp
quân sự, Liên Xô đã không thể phát triển như họ mong muốn nếu như
không có mối đe dọa thường xuyên từ bên ngoài. Cuộc tranh đua trong lĩnh
vực vũ trang được bắt đầu ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
đã có “cơ sở trí thức” của mình: “… Học thuyết “làm kiệt quệ” Liên Xô
không chỉ bằng con đường “những cuộc chiến tranh địa phương” mà cả
bằng cuộc chạy đua vũ trang không thể kiềm chế. Như thông báo của tạp
chí “News Week” ngày 2 tháng 10 năm 1961, “Washinhton tin tưởng ngày
càng tăng rằng việc để những chi tiêu quốc gia, trước hết là cho lĩnh vực
quân sự đạt tới những con số “kỷ lục” trở nên cần thiết, “nếu Hoa Kỳ” phải
sử dụng tiềm năng kinh tế hùng mạnh của mình trong “chiến tranh lạnh”.
Với tư cách là một tác giả có ảnh hưởng của học thuyết này, Henry
Rowen – nhân viên của RAND Coporation, từng là Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng trong Chính phủ D. Kennedy – trong nghiên cứu của mình về “An
ninh quốc gia và kinh tế những năm 1960” đã đưa ra phương châm rằng
trong mức tăng hàng năm tối thiểu của tổng sản phẩm quốc nội Mỹ là gần
15 tỷ USD, thì chi phí quân sự có thể tăng lên thêm 10 tỷ USD. Những lý lẽ
của Rowen, – “News Week” viết, – là hình thái mới của chiến lược địa
chính trị”. Chiến tranh kinh tế – tài chính chiếm một phần rất lớn trong
“chiến tranh lạnh”. Chiến tranh kinh tế – tài chính chống lại Nga đã nhận