được sự ủng hộ từ phía “Xô Viết”. “Ngay từ thời “trì trệ” người ta đã lần
lượt chuyển ra nước ngoài 100 tỷ USD (chủ yếu từ việc bán dầu mỏ).
Trong những năm 1985-1991, người ta đã bù thêm một khoản tương đương
từ việc bán dự trữ vàng của Liên Xô”. Nếu vào những năm Liên Xô còn tồn
tại, điều này được coi là sự phá hoại, song không còn bị trừng phạt nghiêm
khắc sau khi Xtalin mất, thì sau năm 1985 trở đi – sự bất lương của đám tư
sản mại bản được hỗ trợ bằng cơ sở pháp luật này đã trở thành chuẩn mực.
Phương thức đáng kể đầu tiên của “thời kỳ Gorbachov” – đó là “chiến
dịch chống rượu” nổi tiếng đã gây ra tổn thất, theo đánh giá của V. X.
Pavlov, 40 tỷ rúp ngân sách. Đòn tấn công tiếp theo trên mặt trận kinh tế
được triển khai dưới sự chỉ đạo của đám maphia “kinh tế đối ngoại” Liên
Xô. Theo đó, Quyết nghị của BCHTW ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ
trưởng Liên Xô “về các biện pháp hoàn thiện sự điều hành của các quan hệ
kinh tế đối ngoại” đã được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 1986. Quyết
nghị này đã trao quyền tiến hành độc lập hoạt động kinh tế đối ngoại cho
20 bộ và 60 xí nghiệp lớn. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, Nhà nước chấm
dứt độc quyền buôn bán đối với các nguyên liệu chiến lược. Phương Tây
đặc biệt phấn khởi về sự chuyển quyền này.
Ngày 13 tháng 1 năm 1987, Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao
Liên Xô “Về những vấn đề liên quan tới việc xây dựng trên lãnh thổ Liên
Xô và hoạt động của các xí nghiệp Xô Viết, của các tổ chức và liên doanh
quốc tế với sự tham gia của các hãng, tổ chức, cơ quan điều hành Xô Viết
và nước ngoài” và Quyết nghị của hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “Về hoạt
động xí nghiệp chung và các liên doanh kinh tế chung” đã được ban bố.
Thêm vào đó còn có Đạo luật về xí nghiệp quốc doanh ngày 30 tháng 6
năm 1987 đã trao quyền ưu tiên cho những sản phẩm sản xuất để bán ra
nước ngoài. Chúng ta còn nhớ rằng Đạo luật về hoạt động lao động tư nhân
xuất hiện ngày 19 tháng 11 năm 1986, còn Đạo luật về hợp tác xã – ngày
26 tháng 5 năm 1988. Trong vấn đề này, bộ máy của đảng đã trở nên vội
vàng – sẽ là lô gíc hơn khi thành lập các xí nghiệp tư nhân sau chu kỳ cải
tạo kinh tế. Họ cần nhanh chóng dựng nên các xí nghiệp tư nhân để phá tán