Bức tranh toàn cảnh cơ bản như sau: “Theo đánh giá của các nhóm tài
chính phương Tây, dự trữ ngoại tệ của Liên Xô vào khoảng 25-30 tỷ USD.
Để phái hoại được nền kinh tế Liên Xô, Mỹ cần gây ra những tổn thất
“ngoài kế hoạch” cho nền kinh tế Liên Xô một khoản tương đương như thế.
Do các “khó khăn tạm thời” liên quan tới chiến tranh kinh tế sẽ được bù
đắp bằng các nguồn ngoại tệ nên cần phải tiến hành nhanh chóng vào
khoảng những năm cuối 1980. Liên Xô đã phải nhận các nguồn bù đắp bổ
sung từ đường ống dẫn khí gaz Urenga – Tây Âu.
Đồng thời Mỹ còn tiếp tục xiết chặt cấm vận công nghệ đối với Liên Xô
để ngăn cản việc khai thác tài nguyên năng lượng tại các mỏ và gây ra
những tổn thất cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế Liên Xô. Thậm chí
Mỹ đã tung ra những thông tin sai lệch về công nghệ và các chi tiết phế
phẩm. Điều này đã dẫn đến việc nhiều xí nghiệp phải ngừng hoạt động vì
những kiểu “phá hoại kinh tế” như vậy.
Trong năm 1975 có 32,7% danh mục nhập khẩu từ Mỹ vào Liên Xô
thuộc loại công nghệ cao (tổng giá trị 219 triệu USD). Năm 1983, chỉ số đó
đã giảm xuống còn 5,4% và 39. Cũng trong năm 1983, hải quan các nước
phương Tây đã thu giữ gần 1500 lô hàng công nghệ với tổng giá trị là 200
triệu USD”.
Sau khi phá giá được đồng rúp, việc chấp thuận lưu hành đồng đô la
trong nước Nga nhằm thực hiện chương trình “Liệu pháp sốc” của Gaida
chính là biểu hiện rõ rệt nhất trên mặt trận chiến tranh tài chính của giai
đoạn cuối. Vũ khí “cuối cùng” của cuộc chiến tranh này là sự gia nhập của
Nga vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Chiến tranh công nghệ
Người Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến tranh trong lĩnh vực này đồng thời với
cuộc “chiến tranh lạnh”, chúng trùng khớp về thời gian: “Vào năm 1947 và
1948, Bộ Thương mại Mỹ đã thông qua bản ghi nhớ, theo đó tất cả việc
cung ứng hàng hoá cho các nước Đông Âu và Liên Xô, trên thực tế, tuỳ
thuộc vào giấy phép (Lisenzi).