Để có được điều này cần hai điều kiện. Một là, sẽ cần có một sự hạn chế
thực sự về mặt vật lý sức mạnh của chế độ còn sót lại này sao cho nó không
thể gây ra một cuộc chiến đe dọa và gây lo lắng cho các dân tộc khác cũng
như các chế độ Nga khác. Nếu như những hành động quân sự dẫn tới việc
kiên quyết cắt giảm phần lãnh thổ nằm trong vùng ảnh hưởng của những
người cộng sản, đặc biệt, nếu như sự cắt giảm như thế làm mất đi những
yếu tố then chốt của chúng trong cơ cấu công nghiệp – quân sự hiện nay
của Xô Viết, thì sự hạn chế vật lý sẽ đương nhiên xảy ra. Nếu như vùng
lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của chúng sẽ không bị nhỏ đi một cách
đáng kể, thì có thể đạt tới kết quả này bằng cách tăng cường phá hoại các
công trình kinh tế và công nghiệp quan trọng từ trên không. Rất có thể phải
sử dụng tới cả hai phương thức này. Nhưng dù sao đi chăng nữa, chúng ta
có thể kết luận dứt khoát rằng chúng ta không thể coi những hành động
quân sự của mình là thành công, nếu sau những hành động như thế chế độ
cộng sản vẫn được duy trì sự kiểm soát đối với tiềm năng công nghiệp –
quân sự hiện nay và đủ sức để trong những điều kiện tương tự tiến hành
chiến tranh với một quốc gia láng giềng hoặc với một chính quyền cạnh
tranh cùng nó – chính quyền có thể được thiết lập trên lãnh thổ Nga truyền
thống.
Điều thứ hai đòi hỏi ở chúng ta, – trong trường hợp nếu chính quyền Xô
Viết nói chung được duy trì trên lãnh thổ Nga truyền thống, – đấy là những
điều kiện nào đó xác định thái độ quân sự của nó đối với chúng ta và đối
với những chính quyền của các nước xung quanh. Nói cách khác, chúng ta
cần có một hình thức quan hệ nhất định đối với chế độ như vậy. Hiện tại,
điều này gây bất lợi cho chúng ta, song nhờ đó, hoàn toàn có thể là những
lợi ích của chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn so với việc sử dụng những hành
động quân sự có quy mô lớn để chế áp hoàn toàn chính quyền Xô Viết.
Có thể nói một cách tin chắc rằng những điều kiện này đối với chế độ
cộng sản sẽ bị coi là độc ác và công khai hạ nhục. Chúng có thể gợi nhớ tới
những điều kiện của Hòa ước Brest-Litov năm 1918.[34] Sự kiện người
Đức đã ký kết hòa ước này không có nghĩa là họ thực sự công nhận ưu thế