của chế độ Xô Viết. Họ đã cho rằng hòa ước làm cho chế độ Xô Viết trở
nên an toàn đối với họ trong một thời gian và đặt nước Đức trước những
vấn đề mang tính sống còn. Người Nga đã hiểu rằng trong đó có âm mưu
của Đức. Họ tỏ ra thiếu dứt khoát và có ý định phá bỏ hòa ước khi có điều
kiện thuận lợi. Nhưng ưu thế của Đức về lực lượng là có thực và các tính
toán của Đức có tính hiện thực. Nếu như Đức không bị thất bại ở phía Tây
ngay sau khi ký Hòa ước Brest-Litov, thì liệu Chính phủ Xô Viết có thể
ngăn chặn được Đức giành lấy những mục tiêu của chúng tại Nga. Chính
tại thời điểm then chốt này Chính phủ chúng ta dường như đã có thể xử lý
chế độ Xô Viết vào giai đoạn cuối của xung đột vũ trang.
Không thể nói trước được tính chất của những điều kiện đó sẽ ra sao.
Phần lãnh thổ còn nằm trong sự điều hành của chế độ này càng bé, thì
nhiệm vụ thúc đẩy những điều kiện này thỏa mãn những lợi ích của chúng
ta càng trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp tệ hại nhất, tức là khi chính
quyền Xô Viết vẫn còn được duy trì trên toàn bộ hoặc hầu như trên toàn bộ
lãnh thổ Xô Viết hiện nay, chúng ta cần phải có:
a) Những điều kiện quân sự trực tiếp (giao nộp trang bị, triệt thoái những
vùng then chốt, …) nhằm bảo đảm sự triệt tiêu quân sự trong một thời gian
dài.
b) Những điều kiện có khuynh hướng tạo lập sự lệ thuộc thực sự về kinh
tế vào thế giới bên ngoài.
c) Những điều kiện có khuynh hướng trao quyền tự do cần thiết hoặc
định chế liên bang cho các dân tộc thiểu số (chúng ta chí ít cũng cần bảo vệ
nền tự do hoàn toàn cho các quốc gia vùng Baltik và bảo đảm định chế liên
bang cho Ucraina để cho phép chính quyền địa phương Ucraina có được
một mức độ tự trị cao nhất).
d) Những điều kiện có khuynh hướng phá hoại bức màn sắt và bảo đảm
cho sự lưu thông tự do cho tư tưởng từ bên ngoài và thiết lập những cuộc
tiếp xúc đông đảo giữa những người đang nằm trong vùng của chính quyền
Xô Viết với những người ngoài vùng đó.