Những mục tiêu của chúng ta đối với bất kỳ một chính quyền Xô Viết
nào còn sót lại là như vậy. Còn vấn đề: những mục tiêu của chúng ta đối
với chính quyền phi cộng sản – một chính quyền có thể được thiết lập trên
một phần hoặc trên toàn bộ lãnh thổ Nga sau những hành động quân sự sẽ
như thế nào.
Trước hết, cần phải nói rằng tùy thuộc vào nền tảng tư tưởng của chính
quyền phi cộng sản đó và tùy thuộc vào mức độ nó trung thành với lý
tưởng dân chủ và tự do, chúng ta cần phải bằng cách này hay cách khác bảo
đảm hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản đã được nêu ở trên. Nói cách khác,
chúng ta đương nhiên phải thực hiện những biện pháp cảnh giác để đảm
bảo rằng chế độ phi cộng sản và thân thiện với chúng ta về mặt danh nghĩa
đó là một chế độ:
a) Không có lực lượng vũ trang mạnh;
b) Còn phụ thuộc đáng kể về kinh tế vào thế giới bên ngoài;
c) Không có một quyền lực quá lớn đối với các dân tộc thiểu số chủ yếu;
d) Không tạo ra bất cứ điều gì gợi nhớ tới bức màn sắt trong những quan
hệ với thế giới bên ngoài.
Trong trường hợp có một chế độ thù địch với những người cộng sản và
thân thiện với chúng ta, chúng ta rõ ràng cần xem xét và thúc đẩy những
điều kiện đó sao cho tế nhị và tôn trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý để
những điều kiện đó, bằng cách này hay cách khác, được thúc đẩy, nếu
chúng ta muốn bảo vệ những lợi ích của chúng ta và những lợi ích của thế
giới trên toàn thế giới.
Vì vậy, chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng, mục tiêu của chúng ta trong
trường hợp có chiến tranh với Liên Xô, được theo đuổi sau khi kết thúc
chiến tranh là không một chế độ nào trên lãnh thổ Nga được phép:
a) Duy trì lực lượng quân sự ở quy mô có thể đe dọa bất kỳ một nước
láng giềng nào;
b) Duy trì sự tự chủ về kinh tế ở mức độ có thể tạo ra cơ sở kinh tế cho
lực lượng vũ trang mà không cần tới sự hỗ trợ của thế giới phương Tây;