của các Tổng bí thư như L. Breznev và K. Chernenko – những người có
quyền lực to lớn về mặt hình thức, thực sự không được phản ánh trong
công việc hàng ngày. Chính cơ cấu bí mật bao gồm một nhóm rất ít người
đã thực thi quyền lực thực tế. Các mối quan hệ và sự ràng buộc lẫn nhau
của nó chỉ tồn tại trong bóng tối.
Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà trong
nước không có nền văn hoá thông tin – điều hành. Phương Tây khi đó đã
trải qua “bùng nổ nghiên cứu” và “cuộc cách mạng của những người quản
lý”, còn chúng ta vẫn lê bước phía sau. Khi phải sống mãi trong một hệ
thống thì người ta không tưởng tượng được rằng dường như vẫn còn có thể
sống khác. Nó giống như một kẻ quen nhìn cái thiển cận và cái mâu thuẫn.
Chúng tôi dẫn ra đây ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực điều hành từ
Mỹ sang Liên Xô làm việc: “…ở nước chúng tôi văn hoá giao tiếp công
việc rất kém, thậm chí công việc văn phòng hủ lậu. ở đó xử sự rất thô bỉ,
toàn những trò thô tục tầm thường như không trả lời thư công vụ, điều mà
người nước ngoài thường xuyên phàn nàn…”
Rồi ông ta viết: “Sau khi đã sống ở Mỹ 30 năm, tôi thấy ở đó có những
nhà máy, xí nghiệp được trang bị tuyệt hảo, tôi đã làm việc tại những cơ
quan được trang bị nhất hạng. Còn ở nước này tôi thấy các phương pháp tổ
chức và điều hành là tuyệt vời nhất.
Anh gọi điện thoại về xí nghiệp:
- Tôi cần nói chuyện với đồng chí Ivanov.
- Anh ta không có. Và máy bị gác.
Anh nghi ngờ – thế nào là “Anh ta không có”: ốm, bỏ ra ngoài hút thuốc,
đi họp hay đi công tác? Đành phải gọi lần nữa.
- Tôi đã nói là anh ta không có! – Giọng trả lời đã gắt hơn.
- Xin lỗi, chị tên là gì?
- Tên gì mà chẳng được. Tôi nhắc lại, không có Ivanov!
Và máy lại bị gác. Anh bắt đầu căng thẳng, gọi thêm lần nữa: