lại bí mật và chưa được thảo luận rộng rãi (Văn bản chính thức của hiệp
ước chỉ được công bố vào ngày 16/ 9/1991). Tuy nhiên, dù sao các lời kêu
gọi tỉnh táo gửi cho Eltxin này cũng thật sự mỵ dân và nhằm chống lại
Gorbachov, bởi mục đích cuối cùng của các tác giả “Lời hiệu triệu…” chỉ
là không cho phép ký kết bản hiệp ước. Không ai dám khẳng định chắc
chắn rằng “Lời hiệu triệu…” của các nhà dân chủ danh tiếng đã được
Eltxin nhất trí từ trước đến từng chi tiết, nhưng điều chắc chắn nó là thành
phần trong chiến dịch của giới lãnh đạo Nga nhằm hủy bỏ việc ký kết Hiệp
ước Liên bang mới.
B. Eltxin đã từng có những cố gắng to lớn để nghị viện Nga thông qua
quyết định về việc ký kết hiệp ước này và rút cuộc quyết định đã được
thông qua. Khi đó, liệu ai có thể nghĩ rằng văn kiện này (đúng hơn là một
câu của nó) lại trở thành chướng ngại vật thật sự cho những hành động sau
này của Tổng thống Nga? Đó là câu được ghi ở cuối quyết định: “Trước khi
ký kết, bản Hiệp ước Liên bang phải được trình lên Xô viết Tối cao Cộng
hòa Liên bang Nga”. Việc đoàn đại biểu chính thức của LB Nga sau hai
tuần nữa, vào ngày 20 tháng 8, sẽ ký kết Hiệp ước Liên bang mới đã được
công bố. Phiên họp tiếp theo của Xô viết Tối cao Nga thì chỉ có thể triệu
tập vào giữa tháng 9. Tóm lại, sự xung đột giữa Tổng thống Eltxin đang
khao khát ký hiệp ước với các nghĩ sĩ tuân thủ nguyên tắc đã buộc phải
triệu tập khẩn cấp Xô viết Tối cao hoặc phải chuyển ngày ký…
Người đã nhận ra mâu thuẫn đó và đề đạt với Eltxin vấn đề có tính
nguyên tắc đó chính là viên cố vấn của Tổng thống Nga, Chủ tịch ủy ban
Pháp luật của Xô viết Tối cao Cộng hòa Liên bang Nga Xergey Sakhrai. Và
cũng chính Sakhrai, bốn tháng sau đó trở thành bộ não của cuộc chính biến
Belovez.
Gorbachov vốn thận trọng, song đôi khi cũng bộc lộ cho mọi người thấy
vai trò thực sự của Eltxin trong việc tạo ra hoàn cảnh của cuộc chính biến
tháng Tám: “Ông ta suốt vài tháng liền (Nazarbaiev thổ lộ với tôi điều này)
đã tiến hành những cuộc đàm phán lén lút về sự thỏa thuận duy nhất “bốn
nước” – Nga, Ucraina, Belorus và Cazakxtan. Việc đàm phán lúc lụi tàn lúc