đang cướp bóc thị trường, của những kẻ tham vọng quyền lực và lợi dụng
lòng nhân hậu của nhân dân? Hoặc là một nước Nga vĩ đại – độc lập, tự
hào, tự do với một nền văn hóa cao nhất thế giới?
Tôi không công nhận chủ nghĩa bảo thủ lãng mạn, đồng thời tôi cũng
không phủ định một quan điểm của thuyết quyết định luận (Eschatoslogy)
trong quan điểm về lịch sử. Lịch sử đang cho tôi thấy một sự vận động
chuyển từ những vấn đề phức tạp đang thịnh hành sang đơn giản và cuối
cùng tắt lịm.
Nước Nga, nước Nga thân yêu của tôi bị lừa dối, bị cướp bóc, chịu đựng
bao bất công…
Nhưng dù sao, nếu ngọn lửa hy vọng chưa bị dập tắt, mảnh đất Nga chưa
bị đau thương giày xéo đến mức hoang tàn, nếu trong u buồn chưa để mất
sức vận động và khát vọng về cuộc sống tự nhiên, thì khi đó một con tàu đã
đắm cũng có thể thoát nạn bằng nỗ lực của toàn bộ thủy thủ đoàn – và trong
linh hồn chúng ta sẽ rực cháy lên một niềm vui tươi sáng.
Để bạn đọc có thêm thông tin về sự kiện này, chúng tôi lược dịch bài viết
của Oleg Davydov đăng trên báo Độc lập (Nga) ngày 18/8/2001.
Chính biến Tháng 8 năm 1991
Âm mưu của các tổng thống
Một đêm hè, có ba người đứng ngoài hiên nhà của khu biệt thự cổ bàn
với nhau về việc cần phải bắt giữ Chủ tịch KGB Kriuchkov, Bộ trưởng
Quốc phòng Iazov, Bộ trưởng Nội vụ Puto, Phó Tổng thống Liên xô
Ianaiev – những người, về thực chất, là bộ xương của “ủy ban quốc gia về
tình trạng khẩn cấp” ở Liên xô.
Ngày 29 tháng 7 năm 1991, tại Novo-Ogarev, ba nhân vật – Gorbachov
(Tổng thống Liên xô), Eltxin (Tổng thống Nga) và Nazarbaev (nhà lãnh
đạo của Kazaxtan) – thì thầm với nhau. Cả ba bước ra ngoài trời bởi Eltxin
có cảm giác đang bị người khác nghe trộm câu chuyện của họ. Và thật sự là
người của Kriuchkov đang ghi lại cuộc nói chuyện này. Một thời gian sau
khi cuộc bạo động thất bại, chính Eltxin đã được tận mắt xem bản giải mã