Thay lời nói đầu
Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi có thêm một cuốn sách về đề tài “cải
tổ” và sự phá hoại ngay sau đó ở Liên xô. Trong 10 năm sau khi Liên Xô
sụp đổ đã có quá nhiều người viết về nó. Tất cả những ai muốn bày tỏ, đều
đã bày tỏ. Những người liên quan – các nhà hoạt động chính trị, các trợ lý
thân cận của họ, các nhà ngoại giao, nhân viên mật vụ, – đều đã viết hồi ký.
Những người nghiên cứu: các giáo sư và tiến sĩ, các nhà sử học, chính trị
học, địa chính trị và triết học đều đã làm việc rất thành tâm.
Như nhiều người khác, tôi cố gắng đi tìm câu trả lời cho vấn đề còn trăn
trở: Về nguyên tắc, tại sao có thể xảy ra như vậy? Trong số những gì đã
được viết ra vẫn có nhiều điều làm tôi băn khoăn: nhiều sự kiện còn thiếu,
các phương pháp tiếp cận chưa phanh phui tới tận cùng, thường thiếu
những tư liệu về việc ai và mục tiêu người đó đã theo đuổi là thế nào, các
nhiệm vụ đã được giải quyết ra sao, các đòn tấn công từ bên trong và bên
ngoài đã được chuyển hóa như thế nào dưới ảnh hưởng của những hoàn
cảnh bị thay đổi, mối quan hệ giữa chúng thế nào. Để tìm ra câu trả lời tôi
đã tìm các cuốn sách mang tiêu đề hay tên các tác giả có liên quan tới đề tài
này. Song, những câu trả lời trong số sách tôi tìm được hoàn toàn không
làm tôi thỏa mãn.
Khi đó tôi quyết định nêu ra giả thuyết của mình và nó nằm ngay trong
cuốn sách này. Sau khi phân tích những thông tin có được theo phương
pháp luận của quan điểm hệ thống rất thông dụng hiện nay, tôi cho rằng nó
đã đạt tới mức độ mới về chất lượng so với những gì có trước đó.
Hiện tượng xảy ra với Liên Xô trong những năm cải tổ vô cùng đơn giản.
Về hiện tượng này, hiện có hai quan điểm – thậm chí những nhà nghiên cứu
chân thành và thiện tâm nhất cũng luôn luôn cố chỉ ra rằng những sự kiện
trên lãnh thổ Liên xô hoặc là do âm mưu của Mỹ, hoặc là đổ hết mọi tội lỗi
cho những nhân vật trong Ban lãnh đạo Xô Viết. Chúng tôi thấy có mối
tương tác của cả nguyên nhân này lẫn nguyên nhân kia.