hành rất xuất sắc và thực sự đã giành được ưu thế về trí tuệ so với giới lãnh
đạo ngờ nghệch của chúng ta”.
Điều đã xảy ra, ở một mức độ nào đó, là một quá trình tự nhiên đối với
thế giới khắc nghiệt của chúng ta. Mục tiêu của bất cứ hệ thống xã hội nào
cũng là cố gắng đạt được những thành tựu lớn hơn so với hệ thống khác.
Nếu không đạt được mục tiêu đó một cách chính trực, thì dường như còn
một cách là gây ra cho các láng giềng những thiệt hại nặng nề hơn.
Cuốn sách này độc đáo bởi phần lớn tư liệu được sử dụng theo quan
điểm tư duy sự kiện. Tôi cho rằng, trong thời gian tới, các nhà sử học có
thiện tâm, có trách nhiệm mô hình hóa các tình huống theo cách thức như
chính họ là những người tham gia vào các hành động đó. Có như vậy, chất
lượng nghiên cứu sẽ tăng lên đáng kể. Chỉ khi đó các nhà sử học mới phát
hiện ra những vấn đề mà theo cách tư duy thông thường không chú ý đến.
Trong công trình này tác giả đã cố gắng dựa vào cách luận giải của triết
gia hiện đại A. A. Zinoviev: “Phản cách mạng ở Liên Xô được sinh ra từ tổ
hợp các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài, khách quan cũng như chủ
quan. Để làm rõ cụ thể những yếu tố nào và chúng có vai trò gì trong đó,
trước hết, cần tách bạch chúng ra khỏi dòng chảy của các sự kiện lịch sử –
cụ thể, xác định rõ ranh giới sự kiện và thời gian của chúng. Cần xác định
hành động cụ thể của những con người tạo ra chúng và xác định rằng đó
chính là cái đã kết nối những hành động đó vào cái toàn thể duy nhất, vào
một hành động chung phức tạp của nhiều con người khác nhau. Điểm
chung của tất cả những hành động đó là họ, bằng cách này hay cách khác,
đã hủy diệt chế độ xã hội của đất nước”.
Tôi muốn nêu ra một số điểm tương đồng về lịch sử. Vào đầu thế kỷ XX,
đã có một cuộc cách mạng diễn ra ở nước Nga. Vào nửa đầu những năm
1930, Liên Xô không chỉ thoát cơn hiểm nghèo mà còn trở nên trẻ trung và
tráng kiện hơn. Để trả đũa, vào những năm 1940, phương Tây đã tiến hành
một cuộc chiến công khai chống nước Nga và phải chịu thất bại. Do tính
chất hai mặt của cải tổ, chúng ta thấy rằng cách mạng (chính xác hơn là
“phản cách mạng”) đã đem lại sự thay đổi chế độ xã hội từ xã hội chủ nghĩa