sang tư bản chủ nghĩa và có lợi cho phe chống Xô Viết. Như mọi cuộc
chiến tranh khác, “chiến tranh lạnh” đã làm thay đổi cấu hình địa chính trị
ở quy mô toàn cầu và thời đại, đem lại cho phương Tây một chiến thắng,
dẫu tạm thời nhưng rất rõ ràng, đối với kẻ thù Xlavơ truyền kiếp của nó.
Nếu như cuộc tấn công vào Liên Xô chỉ xuất phát từ bên ngoài – đó là
một cuộc chiến tranh thuần túy. Nếu như giấc mơ của một bộ phận thượng
lưu về sự hồi sinh chủ nghĩa tư bản trở thành hiện thực – đó cũng chỉ là một
cuộc cách mạng. Nhưng vấn đề là cả hai sự kiện đó đã kết hợp làm một.
Thù trong và giặc ngoài của đất nước Xô Viết và của nhân dân Liên Xô đã
cấu kết với nhau. Chu kỳ năng động của chiến tranh đã xảy ra, chỉ có điểm
kết thúc của nó là chưa rõ…
Cuộc chiến tranh nào cũng được bắt đầu vào một ngày nhất định. Người
dân của cả hai quốc gia (hai liên minh) tham chiến, bằng cách này hay cách
khác, sẽ biết đến chiến tranh và việc họ sẽ là những người phải đối mặt.
Cuộc chiến mà chúng ta đang xem xét chưa từng có trong lịch sử. Quy mô
và tốc độ biến động của nó đã phủ định mọi cách diễn đạt – điều mà trong
quá khứ phải diễn ra suốt cả thế kỷ. Phương thức tiến hành cuộc chiến này
chỉ trở nên sáng tỏ sau khi giai đoạn đầu của nó đã kết thúc. Thậm chí,
nhiều công dân của đất nước Xô Viết còn chưa kịp hình dung ra diện mạo
của nó. Bộ máy tuyên truyền đã tỏ ra xuất sắc tới mức trong nhận thức của
quần chúng, cuộc chiến tranh thế giới III chỉ xảy ra khi vũ khí hủy diệt lớn
được đưa vào sử dụng và bằng chứng của sự kiện đó là một cuộc xâm lược
công khai.
Nhưng đây lại là một cuộc chiến mà chúng ta và nhiều người khác đã
không thể nhận diện. “Tính chất bạo tàn của cuộc chiến này – cuộc chiến
chống lại quân đội chúng ta, chống lại quốc gia – là thời điểm khởi đầu của
nó đã diễn ra từ lâu rồi. Chúng ta đã không nhận ra cái ngày mà quân đội
bắt đầu phải hứng chịu đòn tấn công mang mục đích phá hoại và hủy diệt”.