chuyên án, thậm chí từ quy mô bí thư khu ủy”. Rõ ràng, ở đây tác giả bài
báo đã đưa ra ví dụ được mọi người biết đến qua một cuốn sách của thời kỳ
cải tổ: “… Phó chủ tịch thứ nhất KGB V. P. Pirozkov tới Xverdlov. (…)
Chúng tôi – tôi, Pirozkov Kornilov – ngồi bên nhau. Câu chuyện diễn ra
bình thường và Kornilov nói xen vào rằng cục của KGB có quan hệ rất thân
thiện với Ban Chấp hành khu ủy. Pirozkov bỗng gắt lên: “Tướng Kornilov,
đứng lên!”. Kornilov đứng nghiêm, còn tôi đang ngơ ngác. Pirozkov nói
gằn từng từ: “Ông nhớ cho kỹ, trong mọi hoạt động của mình ông không
được phép thân thiết với các tổ chức đảng, mà phải làm việc dưới sự lãnh
đạo của họ và chỉ vậy thôi”. Cũng cần phải nói rõ là thượng tướng V. P.
Pirozkov xuất thân từ giới cao cấp bên đảng – trước năm 1968 đã từng là Bí
thư thứ hai Khu ủy Altai của ĐCS Liên Xô.
Vượt ra ngoài khuôn khổ thời gian, chúng tôi phát hiện ra rằng lời phê
phán đó là dấu hiệu đầu tiên khi người ta bắt đầu chơi con bài KGB trong
thời kỳ cải tổ và điều đó được thực hiện một cách rất khiêu khích chính từ
phía KGB: một cựu binh đã viết bài báo mang tên “Im lặng đáng xấu hổ”
và gửi cho mục “Người phát ngôn của lực lượng cải tổ” trên tạp chí
“Ogoniok”. Từ đó cả nước có thể biết về “sự bất công” được đề cập trong
bài báo: “Theo tôi, những thay đổi cán bộ đã ảnh hưởng rất lớn tới việc nền
an ninh quốc gia từ giữa những năm 1950 đến thập kỷ 1980 (Thậm chí, cho
đến tận ngày nay), thực thi những chức năng và sự vụ không phải của
mình. Các chuyên gia bị tống ra được thay bằng những cán bộ bên đảng và
đoàn thanh niên – những người đã phổ biến một cung cách làm việc thiếu
tính chuyên nghiệp, thói dựa dẫm và hám danh vào nền nếp sinh hoạt của
các cơ quan. Ai cũng thấy, điều đó đã làm cho mọi việc trở nên rệu rã.
Nhiệm vụ của Xuxlov
Một nửa sự thật không chỉ là sự giả dối, mà thậm chí con tệ hơn cả sự giả
dối.
F. M. Doxtoievxki
Chúng ta hiểu rằng một thời gian dài người thư ký phụ trách những vấn
đề tư tưởng của Ban Bí thư BCHTW ĐCS Liên Xô là M. A. Xuxlov đã là