phản ảnh bản chất quan điểm của các tác giả. Toàn bộ tính hiện đại, tất cả
những cái mới đều bị bỏ qua. Thế giới dường như đã dừng lại ở tầm phát
triển đã đạt được.
- Sản xuất các huyền thoại.
Sự im lặng, thiếu kiến thức về quá khứ, tùy tiện trong nghiên cứu – ngoại
trừ việc dựa vào chủ nghĩa Mác – Lênin – vào thời đại “Glaxtnost” (Công
khai) đã dẫn tới những chuyện hoang đường, nhạo báng quá khứ một cách
quỷ quyệt, khuynh hướng bội nhọ. Báo chí, lịch sử Xô Viết đã phải chịu
toàn bộ ảnh hưởng của họ – những xuxlov.
- Đặt ra những cấm đoán đối với tất thảy những gì có thể làm nảy mầm
tư duy lành mạnh.
Một trong những nguyên nhân của việc Liên Xô tan rã sau này theo kịch
bản đã soạn sẵn là có sự chủ tâm, tôi nhấn mạnh, ở nửa thứ hai của giai
đoạn các nhà cộng sản cầm quyền đã có một chiến dịch ngu dân được tiến
hành nhằm mục đích ngăn chặn sự phê phán và vạch trần thói quan liêu
trong đảng và của những người quản lý tư tưởng của đảng – những kẻ ngụy
tư tế của chủ nghĩa Lênin, những ông quan phì nộn. Không có nền chính trị
học chân chính. Từ đó có thể kết luận: phương pháp ngu dân của giới
thượng lưu thông qua các kẻ tư tế làm trung gian là có tính phổ biến và đặc
trưng cho mọi hình thái cầm quyền, nó có cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những kẻ giáo điều đã không cho phép nghiên cứu những mâu thuẫn
đang phát triển trong lòng hệ thống, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn to lớn từ
mối quan hệ thù hận đang được hình thành giữa các quan chức (Clann) suy
thoái với quần chúng nhân dân.
Nhân dân thậm chí không biết đến từ “chính trị học”. Họ không biết
những sự kiện đang diễn ra trong các hệ thống xã hội như thế là ly tâm hay
hướng tâm. Không có phần cho họ – kẻ thứ ba. Và nói riêng, vấn đề chính
của bất kỳ một chính khách nào – đó là họ sẽ thúc đẩy khuynh hướng nào
và ngăn chặn khuynh hướng nào trong số đó. Đến khi họ có thể đánh giá
được rõ ràng và chính xác ai là người đang đứng trong họ. Quan điểm như