thế – ngay trong khuôn khổ những đánh giá hệ thống của chúng ta – là
tương đối khách quan và vì thế nó mang tính tổng hợp cho mọi thời đại,
mọi quốc gia, mọi dân tộc; cũng chính vì thế nó cho phép chỉ ra vị trí của
người nghiên cứu trong hệ thống các tọa độ; cũng chính vì thế nó cho phép
sử dụng con người như một khách thể trong các mánh khóe của mình vào
lúc mà họ đặt mình làm phần tử của hệ thống đối lập.
Thay vì phải khai sáng nhân dân, các viên tư tế đã dựng nên những
huyền thoại. Các viên tư tế luôn đối xử với khách thể trong mánh khóe của
mình – với quần chúng – nhờ sự trợ giúp của các huyền thoại, kể cả trong
hiện tại, cả trong quá khứ lịch sử và cả trong tương lai.
Các huyền thoại đã tạo dựng nên một cơ chế nào đó, chúng bám rễ vào
nhau, bám vào khoa học, nghệ thuật. Chúng che chắn cho mình sao cho
một cái trong chúng có thể bị cắt bỏ, bị vạch trần trước mọi người, song
những cái còn lại vẫn vững bền bởi chúng được toàn bộ hệ thống bảo hộ.
Chúng tôi chọn ra đây một vài huyền thoại đã từng được “sử dụng” trong
cơ cấu này trước cải tổ.
Những huyền thoại của kẻ phụng sự “Trì trệ lớn”
Huyền thoại về tính đúng đắn của hệ tư tưởng mác xít. Trong thời đại Xô
Viết, chủ nghĩa Mác – Lênin luôn được coi là học thuyết tiên tiến nhất về
mọi phương diện và không bao giờ có một học thuyết nào khác có thể hoàn
thiện hơn thế. Và trên thế giới không thể có một lý luận hay phương pháp
khoa học nào hơn được nó. Vậy mà thế giới đã dần dần trở nên phức tạp
hơn, không chỉ đã hình thành nên cái mới mà thậm chí nghiên cứu nó bằng
học thuyết Mác – Lênin, về nguyên tắc, đang trở nên bất cập. Học thuyết
mác xít đã không thể: “nhận thức xã hội Xô Viết một cách khoa học mà
theo đó tình hình diễn ra được đánh giá là tiền khủng hoảng và đơn giản là
người ta không nhận thấy khủng hoảng đang đến gần. Họ không nhận thấy
hay là không muốn nhận thấy.
Chúng ta còn nhận thấy rằng nếu trước khi chúng ta thất bại trong quá
trình “cải tổ”, những lời nói khẳng định về tính ưu việt của chủ nghĩa Mác