điều đó không quan trọng. Bằng cách này cách khác, tất nhiên
những người “được phép ra vào” phải biết mặt nhau, và chuyện gặp
nhau, tạm thời có thể chỉ thoáng qua, chưa có ý nghĩa gì, là điều
đương nhiên. Bạn đọc sẽ hỏi, cái đó thì đã sao?
Thì là thế này. Dẫu các phiên họp của Hội đồng Dân ủy “Nhỏ”
(“Tiểu ban mì sợi”) bàn chuyện gì, và không phải lần nào Stalin cũng
được mời tới dự, song lại có khả năng xem các biên bản cuộc họp
muộn hơn và hoàn toàn công khai. Nhưng Stalin đề ra cho mình
mục tiêu leo lên địa vị cao nhất trong chính quyền nhà nước, thì
phải biết tường tận tất cả mọi chuyện, biết thật chi tiết. Mà
Agranov thì là một thanh niên có nghị lực, đang quyết tâm tìm chỗ
đứng trong cuộc sống, cố ghi vào biên bản diễn biến các cuộc
tranh luận tại các buổi họp và ghi nhớ một số điều gì đó. Quả vậy,
dù là một biên bản chi tiết, cũng chẳng thể ghi tất cả mọi chuyện;
và một người có óc quan sát sẽ có thể nắm bắt nhiều điều, chẳng
hạn, qua vẻ mặt của những người đang tranh cãi, qua cử chỉ bất giác
của họ, qua những từ đối đáp ngắn gọn bật ra trong lúc tranh cãi.
Đó là những “bí mật nhỏ” mà nếu biết tận dụng, cũng sẽ rất có lợi
cho mình.
Hiện tại chưa có căn cứ gì, ngoài đoạn ghi nói trên, để khẳng định
rằng bấy giờ Agranov đã tìm được “ông chủ” của mình hoặc đã được
“ông chủ” đặc biệt nâng đỡ. Còn đây là chuyện xảy ra hôm 20 tháng
10 năm 1919. Tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Dân ủy “Nhỏ”,
bên cạnh các vấn đề khác, có xét “đơn của thành viên Hội đồng
Dân ủy 'Nhỏ' xin được kiêm nhiệm, ngoài công việc ở Hội đồng Dân
ủ
y, còn công tác ở Vụ đặc biệt của VCHK”.
Sự kiêm nhiệm đó được
cho phép, biên bản số 346 – bản viết tay và bản đánh máy – đều
có chữ ký của V. Lenin. Rất có thể đây là một thắng lợi tuy kín đáo