báo toát ra không khí lễ hội: V. Kuibyshev – “Stalin và sự nghiệp công
nghiệp hóa”; L. Kaganovich – “Stalin và Đảng”; S. Orzhonikidze –
“Người bôn-sê-vich kiên cường”; E. Iaroslavsky – “Nhà cách mạng
bôn-sê-vich”; A. Mikoian – “Người chiến sĩ gang thép của Đảng bôn-
sê-vich”; G. Krumin – “Nhà lý luận và nhà thực hành”; D. Manuilsky
– “Stalin – vị lãnh tụ của Quốc tế cộng sản”; A. Bubnov – “Nhà lê-
nin-nít, nhà tổ chức, vị lãnh tụ”. Người bị thất sủng là A. Rykov mà
cũng nịnh nọt, bất chấp sự thực: “Trong vòng hơn ba thập niên
(như thế là phải tính từ trước năm 1899?!), đồng chí Stalin là người
bạn chiến đấu trung thành, người học trò nhất quán hơn cả của
Lenin.”
Các nhà văn cũng không thua kém. Tuy không phải ai cũng có
vinh dự được phát biểu chúc mừng nhân dịp sinh nhật lãnh tụ. Nổi
tiếng nhất là D. Bednyi, một bài thơ không đủ chỗ để bày tỏ hết
cảm xúc tràn ngập trong tâm hồn ông ta, nên ông ta phải viết hai
bài, và một tờ báo đăng cả hai bài thơ đó trong cùng một số! A.
Zharov, A. Pomorskii, M. Koltsov bày tỏ lòng trung thành. Từ bên
Italia xa xôi, M. Gorky gửi về điện chúc mừng.
Còn Maiakovski thì sao? Ngay từ tháng 1 năm 1929, khi trên diễn
đàn và báo chí bắt đầu xuất hiện ngày một rõ các giọng nịnh bợ
chính trị, thì nhà thơ đã cho đăng trên tờ báo Komsomolskai pravda bài
thơ “ Trò chuyện với đồng chí Lenin ” của mình.
Hôm nay, xem xét
lại các sự kiện của quá khứ, chúng ta phải đặc biệt trân trọng hành
động đó của nhà thơ và của Ban biên tập đã cho in “ bản báo cáo”
“không phải theo chức trách, mà theo tâm hồn”
với đồng chí Lenin. Khi
đã biết những tai họa gì đổ xuống đầu đất nước và nhân dân sau
đó, chúng ta có nghĩa vụ trả lời những kẻ ngày nay còn muốn lật đổ
và chê trách Maiakovski. Những kẻ chê trách Maiakovski hãy đọc lại