bài thơ tháng 1 của Maiakovski đi. Họ nên nhớ rằng chính
Maiakovski ngay từ thời đó, với hai vở kịch châm biếm “ Con rệp ” và
“ Nhà tắm ” đã dùng tài năng của mình tấn công hệ thống mệnh
lệnh hành chính đang nảy sinh ở nước Nga, tấn công bộ máy quan
liêu đại diện cho hệ thống đó, với những gã thô bỉ đê tiện kiểu như
Pobedonosikov; tấn công những công nhân xấu mà hệ thống ấy
đề bạt lên, kiểu như gã Prisypkin.
Nhưng thôi, đó chỉ là cảm xúc. Câu hỏi cụ thể là: Maiakovski có
thái độ như thế nào đối với Stalin và đến lượt mình, Stalin tiếp
nhận thái độ đó ra sao? Có sự kiện nào về loại đó hay không?
Tôi xin trích dẫn một trong những tư liệu cuối cùng do chính nhà
thơ viết. Một tờ giấy xé ra từ cuốn sổ văn phòng.
viết trên đó danh sách những người mà chàng mời đến dự triển lãm
20 năm hoạt động văn học của mình. Có các dòng sau: “V. V.
Polonskaia, M. M. Ianshin 2 vé mời, căn hộ 17, số nhà 4, đường
Kalanchevskaia.” Dưới dòng đó: “BCH TW Đảng (b) Ban thư ký của
đồng chí Stalin, 2 vé.”
Xin lưu ý, không phải mời trực tiếp Stalin, mà là mời Ban thư ký.
Và còn điều này. Không phải dùng cụm từ “người cha của mọi dân
tộc”, mà là lối xưng hô thông thường đối với một cá nhân. Ta thấy
không có đề bất kỳ chức tước gì hết!
Tôi tin rằng khi đọc lại, suy nghĩ lại những gì Maiakovski viết
trong thời kỳ Xô viết, khi phân tích một số hành vi và tuyên bố
của Maiakovski thể hiện tính chất không khoan nhượng của cuộc
đấu tranh về mặt xã hội và văn học trong thập niên hai mươi, chúng
ta chắc chắn sẽ nhận thấy rằng niềm tin chân thành của nhà thơ
vào thắng lợi của tư tưởng Lenin, vào “những ngày tươi sáng sắp