Starugin lấy từ trong túi ra mảnh giấy mà Lidia đã đưa cho anh, xem
lại một lượt và nhanh chóng chép lại ý nghĩa bảy Vòng Tròn: Hoàng Hậu,
Hoàng Đế, Công Lý, Ẩn Sĩ, Giá Treo Cổ, Tháp, Tòa Pháp Đình.., số thứ
tám trong bức vẽ không rõ ràng lắm, có thể là số 13- Tử Thần, hoặc là số
15- Quỉ Sứ.
Suy tính vài giây, anh quyết định chép lại cả hai dấu hiệu và trả tập tài
liệu cho Tatiana.
Cô gái vẫn chưa hết giận dỗi, nhưng Starugin chẳng có thời gian để
giải thích, anh trở về xưởng riêng của mình.
Ở đây, anh mở một tập album có một bản in khá chuẩn của bức “Tuần
tra đêm”, anh đặt bức vẽ của người tự tử sang bên cạnh, và bắt đầu nghiên
cứu cả hai bức vẽ.
Nhân vật trung tâm của bức tranh, chỉ huy đội cận vệ tòa thị chính,
Đại úy Frans Banning Kok được đánh dấu trên bản vẽ tay không phải là số
đầu tiên, mà là số thứ tư. Nếu như lần đầu nhìn vào bản vẽ tay, Starugin
cảm thấy khó hiểu, thì bây giờ mọi thứ đã trở nên rõ ràng, khi biết ý nghĩa
các Vòng tròn Tarô cổ, anh nhận ra sự logic: ý nghĩa của Vòng tròn thứ tư-
Hoàng Đế, và trong bức tranh kia, thì còn ai nữa ngoài người chỉ huy tương
ứng với ý nghĩa của biểu tượng này.
Nhân vật chính thứ hai, Trung úy Willem van Reitenburg, được đánh
số thứ tám trên bức vẽ tay. Đối chiếu với bản chép tay của mình, Starugin
thu được:
“Thòng Lọng thứ tám- Themis, hay là Công Lý, tương ứng với mẫu tự
Seth, trong sách của Sefiroth biểu thị Vinh quang, trong giả kim học tương
ứng với Sự Phân bố, còn trong chiêm tinh học là chòm sao Cự giải Cancer.
Bên cạnh hai nhân vật chính nhất, trong bức vẽ còn đánh dấu thêm
bốn người đàn ông nữa. Người cầm cờ Jan Kornelisson Viser, người dễ
nhận thấy nhất nhờ chiều cao, được đánh số 12 ( tương ứng với Giá Treo
Cổ). Tiếp theo là trung sĩ Reiner Engelen ở bên viền trái bức tranh- người
đàn ông trầm mặc đội mũ sắt, tay cầm thương, và trung sĩ Rombut Kemp,
người có thể dễ dàng nhận ra ở bên phải, đội mũ đen và cổ áo tròn màu
trắng, được đánh số theo thứ tự là 16 và 9. Starugin đọc được rằng, Vòng