trưởng của ta đều là bọn bất lực cả. Chú tôi đang tìm cách thuyết phục để
ông ta chấp nhận một sự thỏa hiệp với chính phủ hiện nay. Nhưng Nát-la-vi
không muốn nghe theo cái gì cả. Sau trận Nu-kê-íp và căn cứ vào tình hình
trên biên giới, ông ta tin là nhân dân chỉ tín nhiệm có quân đội thôi. Tôi
chắc rằng đại tá Nát-la-vi sẽ không ngần ngại gì, chỉ nay mai bắt buộc có
một vài thay đổi trong thành phần chính phủ”.
Khi A-lê-san và Ma-a-di ở nhà Ca-man Ta-áp ra về thì đã gần nửa đêm.
Từ biệt tên gián điệp, viên trung úy trẻ tuổi còn mời y tuần sau đi xem
chiếu bóng. Chỉ có một mình trong nhà, sau khi liếc mắt nhìn sang ngôi nhà
trước mặt, Ta-áp thảo bức điện đánh về Ten A-víp. Đêm ấy, y làm việc đến
khá khuya. Y cần có một sự yên tĩnh nào đó trước khi có thể tóm tắt một
cách rõ ràng và cụ thể tất cả những điều vừa thu lượm được ở viên trung úy
Ma-a-di.
Bức điện mà Ta-áp đánh về Ten A-víp, gồm có hai nguồn tin coi như bổ
ích với Cục tình báo I-xra-en:
1.Không qiuaan Xy-ri rất gờm không quân I-xra-en; quân đội Ai-Cập từ
chối không trả lại cho Xy-ri một phi đội Mig.
2.Trong khi một số sĩ quan quân đội Xy-ri không giấu giếm sự bất hòa
với chính phủ mà họ coi là “quá nhu ngược” thì hiện nay con người hùng
vấn là đại tá Nát-la-vi.
Lần này, Ta-áp ghi thêm cả nguồn gốc của nguồn tin và đề nghị từ nay
trở đi trên các bức điện chỉ gọi Ma-a-di Da-he En-din là “M” tất nhiên là
bằng mật mã.
Cái con số hợp với chữ “M” trong suốt ba năm hoạt động ở Xy-ri, luôn
luôn được nhắc lại trong các bức điện của Ca-man Ta-áp.
Ở Ten A-víp, Bộ tham mưu hỏi Cục tình báo những tin tức khẩn cấp về
quân đội Xy-ri, người ta nhận định phần đầu bức điện của Ê-li như là một