sáng nào cũng đến sân đánh “gôn”, người chủ hiệu ăn Xtow-ra-tơn mỹ
miều ở trên bờ biển, chắc chắn không hề nghi ngờ gã đàn ông đẹp trai, với
cặp mắt dịu dàng và thông minh, âu yếm ôm người vợ, đi chơi với vợ hàng
mấy giờ liền trên bờ biển là ai. Tuy vậy, thời kỳ ấy cũng có một người nghi
ngờ về hoạt động thật sự của Ê-li Cô-hen: En-phơ-ra-him, em trai của y.
“Thường thì mỗi khi về thăm I-xra-en, Ê-li đều có mang quà cho chúng
tôi. Lần này, tôi được một đôi giày khá đẹp – sau này khi gã anh trai chết,
anh ta mới kể như vậy – Nhưng xem này, khi tôi xỏ đôi giày lần đầu, tôi
nhận thấy số chân lại ghi bằng số A-rập, bằng mực đỏ người ta đã cố xóa
đi. Tôi nói với Ê-li nhận xét này thì anh ta bảo là ở châu Âu về. Tôi hỏi:
“Thế quái nào ở châu Âu người ta lại bán giày ghi số chân bằng chữ A-rập
?” Rõ ràng là Ê-li không hài lòng về câu chất vấn của tôi. Anh nhận là có
ghé qua Thổ Nhĩ Kỳ và mua giày ở đây. Tôi không nói gì nữa. Nhưng tôi
biết là nói láo. Vì ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu người ta không dùng đến chữ số A-
rập nữa…
Sau chuyến về thăm nhà lần cuối cùng này, Na-đi-a và cả gia đình đều
nhận thấy là Ê-li cáu kỉnh, chán nản, mệt mỏi mà không có vẻ gì là vội vã
lên đường đi nước ngoài cả.
Một buổi tối, ở Xê-đa-rê, Ê-li tâm sự với vợ: “Anh thấy sống xa em và
các con chúng ta thế là đủ rồi. Anh lại đi chuyến nữa. Nhưng bận sau anh
sẽ không đi nữa”.
Đúng là y không bao giờ trở lại I-xra-en.
Trung ương Cục tình báo có một vấn đề khó xử phải giải quyết với Ê-li
Cô-hen. Ngay từ buổi gặp gỡ lần đầu và suốt trong ba năm liền, viên tộc
trưởng An A đã gắn liền vỡi gã trai trẻ Ca-man Ta-áp, bằng một tình bạn
sâu sắc. Nay ông ta quyết định một cách khá độc đoán là cưới vợ cho gã
trai tơ này.