áp, điệp viên của I-xra-en đối với họ đã có những mối liên hệ thường
xuyên, và đối với hai viên đại tá, lại thân mật như vậy, có nghĩa là sự thất
bại của y có thể làm cho họ sụp đổ theo. Là quân nhân, họ biết rằng cách
phòng thủ tốt nhất là tiến công. Vì vậy, tổng thống En Ha-phê quyết định
chính thức công bố tin bắt giữ tên trùm gián điệp này trước khi dư luận lan
ra khắp Đa-mát. Rồi En Ha-phê ra lệnh cử hai đại tá Ha-tum và Đan-li đến
với những nhân viên điều tra từ sáng thứ năm, dưới quyền chỉ đạo của viên
sĩ quan phụ tá của Xuây-đa-ni , là Át-man Tê-ba-ra. Ngay tối chủ nhật,
Đan-li và Ha-tum trở lại nhà Ca-man Ta-áp nhưng lần này với ý định là đưa
nó ra để mở cuộc điều tra gắt gao. Với họ, đó là một phương pháp tốt nhất
để làm quên đi những trường hợp họ đã quen biết tên gián điệp, cũng tại
ngôi nhà này.
Hôm 24 tháng giêng, vào xẩm tối, với một đội vệ binh oai nghiêm,
người ta chuyển Ca-man Ta-áp từ ngôi nhà của y tới căn cứ quân sự của lữ
đoàn xe bọc thép thứ 70 của Xy-ri, ở gần Đa-mát. Người ta giam y vào một
xà-lim chật hẹp, tối om, không có đèn đóm gì, phần nhiều chỉ dành cho tù
binh. Vào mười giờ đêm, tổng thống En Ha-phê tới căn cứ, cùng đi theo có
Xuây-đa-ni và người ta mang Ta-áp ra trình diện ông ở văn phòng của viên
chỉ huy căn cứ.
Và đây là buổi gặp gỡ ảm đạm, do chính En Ha-phê kể lại với phóng
viên đặc biệt của tuần báo An Át-xbu-a A An-ra-bi ở Bi-ê-rút mấy tuần lễ
sau vụ bắt giữ Ê-li Cô-hen.
“Tôi đã gặp Ca-man Ta-áp trong trại giam, ít lâu sau khi y bị công an
Xy-ri bắt giữ. Mới đây, người ta vẫn tưởng nó là một người A-rập tên là
Ca-man A-min Ta-áp, được các cơ quan tình báo I-xra-en tuyển dụng ở Ác-
hen-ti-na để cho xâm nhập vào Xy-ri. Nhưng khi tôi nhìn vào khóe mắt của
y, tôi bỗng nghi ngờ cái căn cước A-rập của nó. Rồi tôi đặt nhiều câu hỏi về
đạo Hồi, nó có vẻ lúng túng. Tôi yêu cầu nó đọc đoạn kinh “Pha-ta” (một
đoạn đầu của kinh đạo Hồi “Cô-ran” và cũng dùng làm kinh cầu nguyện