phú và thịnh vượng hơn cả nước Ai-Cập. Các sĩ quan Xy-ri thì không bằng
lòng vì các đơn vị của họ đều do sĩ quan Ai-Cập chỉ huy. Trường không
quân của quân đội Xy-ri bị chuyển sang Ai-Cập và mang theo một đoàn
Mig 17 của Xy-ri. Ngay những bộ phận đầu não của cơ quan hành chính ở
Xy-ri, cũng có cả người Ai-Cập.
Ngày 28 tháng 9, lúc tảng sáng, khi hãy còn ở trong giường ngủ, viên
toàn quyền Ai-Cập ở Xy-ri là thống chế Áp-dun Ha-kim A-me, được tin đại
tá Nát-la-vi chiếm được đài phát thanh, đã lập tức dùng điện thoại báo cáo
với tổng thống Nát-xe ở Cai-rô và Nát-xe tuyên bố sẵn sàng đến ngay Đa-
mát để cứ vãn tình thế. Trong thâm tâm, Nát-xe cũng hiểu rằng sự tan vỡ
của khối liên hiệp với Xy-ri là một thất bại của ông về tinh thần đối với các
nước Ai-Rập nói riêng và với cả thế giới mặc dầu trong thời kỳ ấy, với uy
tín cá nhân rộng lớn ở Xy-ri, Nát-xe có nhiều thời cơ giành lại tình hình.
Nhưng thống chế A-me gàn ông ta, cam kết là có thể khôi phục lại tình thế
và đặt lại trật tự trong nước.
Đại tá Nát-la-vi và quân đội của ông ta làm mạnh hơn. Trong buổi sáng,
viên đại tá trẻ tuổi đã cho bắt giữ ngay thống chế A-me và cho áp giải ông
bằng máy bay về Cai-rô. Hai đội biệt kích nhảy dù Ai Cập đổ bbooj lên bến
La-ta-ki-ê ở Xy-ri dưới sự yểm trợ của các chiến hạm Ai-Cập bỏ neo ở cửa
bể, đã đầu hàng không nổ một phát súng nào. Chỉ trong vài giờ, đại tá Nát-
la-vi đã trở thành người chỉ huy hiển nhiên nhưng hầu như giấu mặt ở Xy-
ri; ông ta đặt những nhà chuyên nghiệp và có kinh nghiệm hoạt động chính
quyền vào cơ quan đầu não của chính phủ.
Vụ đảo chính ở Xy-ri làm náo động vùng Trung Đông. Chính phủ I-xra-
en sung sướng trước những đau khổ của Tổng thống Nát-xe. Việc tan vỡ
của khối Liên hiệp Ai Cập và Xy-ri đã thủ tiêu mối nguy cơ đối với I-xra-
en do có Bộ chỉ huy thống nhất của quân đội Ai Cập và Xy-ri. Nhưng mặt
khác cũng còn phải chờ đợi một cuộc biến chuyển khác nữa. Sự thù hằn
giữa Đa-mát và Cai-rô một lần nữa đã có hậu quả làm tăng sự ganh đua