16
Thầy Lữ Tử nói: Trước khi hoàn cảnh nảy sinh
trong ông mà trong đó ông ngồi “như cây khô trước vách
đá...” Đây là cách diễn đạt của Đạo cực kì hay và có ý
nghĩa. Nó nghĩa là sống và vậy mà chết, chết và vậy mà
sống hoàn toàn. Nó nghĩa là sống trong thế giới với niềm
vui lớn và mở hội nhưng không là một phần của thế giới,
ở trong thế giới nhưng không cho phép thế giới ở trong
bạn - “như cây khô trước vách đá” - sống như người chết.
Alexander muốn đưa một sannyasin từ Ấn Độ về
nước mình vì thầy ông ấy, triết gia lớn, Aristotle, đã yêu
cầu ông ấy, “Khi ngài quay về từ Ấn Độ, xin đem về một
sannyasin” - vì đóng góp vĩ đại nhất của Ấn Độ cho thế
giới là cách này, phong cách sống của sannyasin.
Aristotle rất quan tâm. Ông ấy muốn thấy sannyasin là
loại người nào, bởi vì điều đó đã xảy ra chỉ ở Ấn Độ. Đây
là đóng góp đặc biệt của nó cho văn hoá thế giới và nhân
loại, một cách sống hoàn toàn khác trong thế giới: sống
trong thế giới vậy mà không là của thế giới, vẫn còn
không gắn bó và tách rời; như hoa sen trong ao, sống
trong nước và vậy mà không bị nước dính vào. Khi giọt
sương tụ lại trên cánh sen chúng trông thật đẹp lung linh
trong ánh mặt trời, như viên ngọc, nhưng vậy mà chúng
không chạm tới hoa chút nào và hoa không chạm tới
chúng. Gần thế vậy mà xa xăm thế....
“Sannyasin là loại người nào vậy?” - Aristotle đã
quan tâm về mặt triết học. Ông ấy không phải là người trở
thành sannyasin, nhưng ông ấy đã đề nghị Alexander đem
về một người: “Ngài sẽ đem về nhiều thứ. Với ta, xin nhớ
đem về một sannyasin.” Khi Alexander sắp rời khỏi Ấn
Độ ông ấy chợt nhớ ra. Ông ấy đã cướp phá nhiều, thế rồi
ông ấy đột nhiên nhớ ra, “Về sannyasin thì sao?” Ông ấy
truy hỏi ở đồn binh cuối cùng ở Ấn Độ. Ông ấy đã truy