5
vọng: bây giờ không có hi vọng không có tương lai, bây
giờ hi vọng cuối cùng đã biến mất.
Bạn đã sống với ý tưởng rằng “Một ngày nào đó
mình sẽ giầu và thế thì mọi sự sẽ ổn.” Bây giờ bạn giầu
và chẳng cái gì đã thay đổi; khổ bên trong vẫn tiếp tục
như bao giờ. Thực ra, vì giầu có bên ngoài, tương phản
với giầu có bên ngoài, bạn có thể thấy nghèo nàn bên
trong rõ ràng hơn, chính xác hơn, xuyên thấu hơn. Giầu
có bên ngoài chỉ cung cấp bối cảnh cho việc cảm thấy cái
nghèo bên trong: của cải bên ngoài làm cho bạn nhận biết
về trống rỗng bên trong. Do đó, không có gì ngạc nhiên là
các nước giầu trở nên có tính tôn giáo.
Ấn Độ có tính tôn giáo khi Ấn Độ giầu. Vào những
ngày của Phật, Mahavira, Ấn Độ đã sung túc; bởi vì sung
túc đó Ấn Độ đã nhận biết về cái nghèo bên trong. Và khi
bạn trở nên nhận biết về cái nghèo bên trong, thế thì bạn
bắt đầu tìm vào bên trong. Khi bạn trở nên nhận biết rằng
không đồ vật nào bên ngoài có thể hoàn thành cho khao
khát bên trong - rằng mọi cái bên ngoài vẫn còn là bên
ngoài, bạn không thể đem nó vào được - khi điều này trở
thành chắc chắn tuyệt đối, thế thì bạn bắt đầu việc tìm
kiếm mới, cuộc phiêu lưu mới. Cuộc phiêu lưu đó là tôn
giáo.
Ấn Độ không thể có tính tôn giáo ngày nay. Ấn Độ
là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới - làm
sao nó có thể có tính tôn giáo được? Nó không thể đảm
đương được tính tôn giáo. Tôn giáo là loại xa hoa nhất,
tối thượng trong xa hoa. Nó là âm nhạc tối thượng, thơ ca
tối thượng, điệu vũ tối thượng. Nó là say sưa tối thượng
với bản thân sự tồn tại. Đói và chết đói, bạn không thể tìm
được nó. Khi một người đói người đó cần bánh mì, người
đó không cần thiền. Khi một người ốm người đó cần
thuốc, không cần thiền. Chỉ người mạnh khoẻ mới có thể