Bộc đã lấy cái cầu câu cá quả của người em họ để đóng giả người đi câu
vượt vòng vây.
Bọn giặc nhìn thấy Bộc liền giữ anh lại. Chúng biết ngay anh là người
chúng đang bao vây. Vì ngón tay, ngón chân anh nhăn nheo, mặt nhợt nhạt
và hốc hác, cùng với quần áo ướt đẫm dầm dề. Tất cả những cái đó chứng
tỏ anh đã phải ngâm mình dưới nước một thời gian dài. Chúng liền lật quần
áo anh để khám xét, rồi chúng chẻ cả những cần câu bằng ngọn tre của anh
để tìm tài liệu. Nhưng chúng không thấy gì. Lúc đó, cái ống tre nhỏ đựng
tài liệu được Bộc nhét vào bụng con cá quả một mắt. Bọn lính nhìn con cá
quả to bằng bắp đùi và nói: “Mổ bụng con cá ra xem nó có giấu tài liệu
trong đó không?”. Nghe vậy, Bộc giật thót mình. Bộc giữ con cá và kêu lớn:
“Các ông mổ con cá thì tôi bán cho ai? Không bán được con cá thì lấy tiền
đâu mua gạo”.
Bọn lính không nói gì, xông vào cướp con cá của Bộc. Bộc giả vờ ngã
và hất con cá xuống đầm Vực. Con cá vừa chạm nước đã đập đuôi lặn mất
hút. Bọn lính tức tối lôi Bộc về đồn.
Suốt ba ngày bị giam trong đồn, bị khảo tra dã man nhưng Bộc không hề
hé răng. Tên đồn trưởng người Pháp quyết định thả Bộc. Trong lúc đó, có
một hai cơ sở Việt Minh bị tên phản bội khai báo, bọn giặc đã vây bắt được
một số cán bộ Việt Minh đưa về đồn. Cùng lúc đó Bộc được thả ra. Việc
này đã gây nên nỗi nghi ngờ trong tổ chức Việt Minh huyện. Hầu hết mọi
người đều cho rằng Bộc đã phản bội.
Bộc tìm lại tổ chức. Tổ chức hỏi tài liệu Bộc mang theo người đâu. Bộc
kể lại việc con cá quả một mắt nhưng không có ai tin. Điều đó chỉ làm tăng
thêm sự nghi ngờ của mọi người đối với Bộc mà thôi. Bộc đã bị khai trừ ra
khỏi tổ chức. Bộc đau khổ bỏ quê hương đi làm thuê ở Bắc Cạn. Sau ngày
tổng khởi nghĩa Bộc trở về quê hương. Tổ chức Đảng và chính quyền ở địa
phương Bộc đã từ chối việc xin tham gia đội du kích xã của Bộc. Tin Bộc là