để mất thiên hạ, anh hùng khắp nơi tranh đoạt. Ở đây Lâm Nguyệt Loan
muốn nói các cô gái ai cũng ngưỡng mộ và muốn có được Minh Nhật Lãng
(BTV).
4.Hậu Nghệ là nhân vật trong thần thoại Trung Hoa, người đã bắn hạ chín
mặt trời để đem lại yên bình cho nhân gian (BTV).
5.Nguyên tác 'Đông thị thiên nhai lưu', một câu trong 'Tỳ bà hành' của Bạch
Cư Dị (BTV).
6.Vương Xương Linh (690 - 765) nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Nguyên tác
là: Lạc Dương thân hữu như tương vấn, Nhất phiến băng tâm tại Ngọc Hồ
Dịch nghĩa: Nếu bạn bè ở Lạc Dương hỏi về tôi, Hãy nói với họ rằng lòng
tôi vẫn thuần khiết như băng trong chiếc bình bằng ngọc (BTV).
7.Hàn Dũ (768 - 824) nhà thơ, nhà tư tưởng đời Đường Nguyên tác: Tỳ phù
hám đại thụ, Khả tiếu bất tự lượng Dịch nghĩa: Muốn làm đổ cây to, con
kiến đúng là không biết lượng sức mình (BTV).
8. Lý Bạch (701 -762) thi nhân nổi tiếng đời Đường, được phong là Thi
tiên, các tác phẩm nổi tiếng như Tương tiến tửu, Hành lộ nan, Tĩnh dạ tư…
Nguyên tác: Thanh thủy xuất phù dung, thiên nhiên khứ điêu sức Dịch
nghĩa: Đóa hoa phù dung nở trên mặt nước, Điểm to cho cảnh sắc thiên
nhiên (BTV).
9. Tả Trung Nghị Công (1575 - 1626) tên thật là Tả Quang Đấu, quan ngự
sử cuối đời Minh. Ông là một vị quan nổi tiếng trung nghĩa, tác phẩm tiêu
biểu là tuyển tập thơ văn Tả Trung Nghị Công tập. Còn Tả Lãnh Thiền là
một nhân vật tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung (BTV).
10. Trong tiếng Trung: Hán Việt: Tử khứ. Nghĩa: Chết, mất; Khứ tử. Nghĩa:
Chết đi. Tiêu Tinh đã viết ngược hai từ này (BTV).
11. Câu thơ “Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão” có xuất xứ từ bài “Kim
Đồng tiên nhân từ hán ca” của Lý Hạ (Đời Đường), hay trong bài “Giản tự
Mộc Lan hoa” của Âu Dương Tu (đời Tống), sau được Mao Trạch Đông
dùng lại trong bài “Nhân dân giải phóng quan chiếm lĩnh Nam Kinh”. Câu
sau cần điền là “Nhân gian chính đạo thi thương tang”. Dịch nghĩa cả hai
câu là: Nếu như ông trời mà có tình cảm thì cũng cảm thấy bi thương mà
già đi; Chính đạo ở chốn nhân gian thực như bãi bể nương dâu. Còn câu