Tóm lại, nếu chúng ta tin bản thân mình không đủ tốt hay không có những gì
cần thiết, những hành vi ngăn cản sự phản đối này sẽ đảm bảo rằng không ai
biết điều đó! Sự tự bảo vệ tốt nhất đối với phản hồi tiêu cực chỉ đơn giản là
tránh nó đi. Bạn nghĩ rằng: “Tôi đã nghĩ ra những ý tưởng có thể là ý tưởng
tốt, nhưng tôi không chắc chắn. Nếu tôi không tự đưa mình ra ngoài kia thì
họ không thể chỉ trích tôi! Tôi sẽ đơn giản là không cho họ có cơ hội để từ
chối tôi”. Với phương pháp này, sự thật là ở bạn thường có cảm xúc tiêu cực
bằng cách cố kiểm soát cách người khác nhận xét về bạn. Tuy nhiên, khi làm
theo cách này, bạn đã tạo ra sự căng thẳng cho chính mình bằng cách khuấy
động nỗi sợ hãi và hối tiếc - và nó thậm chí có thể kiềm chế sự phát triển sự
nghiệp của bạn.
Bảng 6.2 (trang 238) đưa ra một số ví dụ về loại hành vi thứ hai. Bạn có
nhận ra chính mình trong bất kỳ loại nào không? Giống như phần trước, hãy
kiểm tra xem từ nào mô tả bạn chính xác nhất.
Một lần nữa, xem lại điểm số của bạn. Nếu có 3 hoặc hơn 3 hành vi mà bạn
“Thường” làm, bạn đủ điều kiện để trở thành người cố gắng xây dựng sự tự
tin theo cách tự gây căng thẳng cho mình. Đối với những hành vi mà bạn
làm “ở một mức độ nào đấy”, bạn muốn tìm hiểu một số kỹ năng giúp bạn
vượt qua những hành vi đó.
Bạn có thể có biểu hiện hành vi của cả hai nhóm: tìm kiếm sự chấp nhận và
ngăn cản sự phản đối hoặc bạn có thể thiên về một nhóm nhiều hơn. Khi bạn
tiếp tục tìm hiểu thêm về những hành vi này (và làm thế nào để loại bỏ căng
thẳng do thiếu tự tin), hãy ghi nhớ một số hành vi mà bạn xác định là
“thường” làm. Hầu hết các chiến lược trong phần này được áp dụng cho cả
hai mô hình hành vi. Nhưng hãy tìm kiếm những chiến lược nào mà dành
riêng cho một loại mô hình.
Và nếu bạn cảm thấy như tôi “đang đi guốc trong bụng bạn” hoặc biết quá
nhiều về bạn, đó là vì (1) tôi thấy những hành vi này lặp đi lặp lại trong các
khách hàng của tôi và (2) chính bản thân tôi cũng đã từng có những hành vi