với nhóm tuổi mà chỉ cần bỏ một chút công sức lên kế hoạch.
Nếu chúng ta có thể nhanh chóng thu hút được trí tưởng tượng tích cực của
trẻ, thì điều đó sẽ giúp lấp đầy khoảng cách giữa trình độ tiếng Anh thấp hơn và
cấp độ sở thích trí tuệ trưởng thành hơn của chúng.
Dưới đây là một ví dụ cho những người lần đầu đọc tiếng Anh khoảng 6 tuổi.
Trình độ ngôn ngữ có thể vẫn còn đơn giản về mặt cấu trúc và từ vựng nếu
chúng ta khơi gợi chúng sử dụng trí tưởng tượng để lấp đầy khoảng cách. Sau
đây, chúng ta có thể thực hành với câu chuyện về con cá.
Thông thường chúng ta hay viết những câu này bên dưới một loạt những bức
ảnh để giải thích ý nghĩa.
Tóm lại, những bức tranh minh họa sẽ cho chúng ta thấy một con mèo gầy
gò, đói meo trong vườn. Chúng ta nhìn thấy một con cá to trong ao vườn. Rồi
con mèo cũng nhìn thấy con cá to và một bức ảnh cho thấy con mèo đang lượn
vòng quanh ao, chăm chăm nhìn con cá. Chúng ta không cần nhìn thấy khoảnh
khắc con mèo chộp được con cá và ngấu nghiến nó. Hãy để cho trí tưởng tượng
của trẻ làm việc. Chúng ta chỉ cần nhìn thấy một con mèo béo, thỏa thuê đang
ườn mình dưới nắng trong bức hình cuối cùng ở cuối câu chuyện. Với một chút
trí tưởng tượng, chúng ta có thể kể một câu chuyện sử dụng những từ rất đơn
giản mà trẻ có thể tự đọc. Nó có mở đầu, hành động, kết thúc – và khiến trẻ động
não một chút!
Nếu chúng ta có thể kết hợp trình độ ngôn ngữ và sở thích phù hợp, thì ngay
cả những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể vui vẻ học tiếng Anh ngay từ khi bắt đầu.
Sau đó, chúng sẽ có động lực hơn để phát triển những kỹ năng tiếng Anh cho
đến khi trình độ tiếng Anh của trẻ có thể bắt kịp, hoặc ít nhất là tiệm cận, với
trình độ tiếng mẹ đẻ.
Làm sai thì trẻ sẽ mất đi niềm hứng thú. Làm đúng thì bạn có thể giúp con
tiến nhanh đến trình độ lưu loát.
Chương trình học