Người Do Thái có suy nghĩ hết sức rõ ràng, sở dĩ một con người dám vi phạm thậm
chí hủy bỏ giao ước, phần lớn là do họ có thể tìm được cái lợi thông qua hành
động bội ước đó. Cứ theo suy nghĩ đó, chì cần làm tan biến suy nghĩ “được lợi” của
người đó, là đã có thể khống chế được hành vi bội ước của đối phương. Tiến thêm
một bước nữa, nếu phương thức ấy được “thể chế hóa”, còn có thể ngăn chặn
được sự xuất hiện của ý niệm hoặc sự tính toán về bội ước. Vì vậy, phương thức
trừng phạt đối với kẻ bội ước, tất yếu phải đặt trên cơ sở quyền lợi thực tế.
Ngày xưa, có một cô gái xinh đẹp cùng với gia đình đi chơi xa. Trên đường đi, cô gái
tách ra khỏi gia đình để tản bộ một mình, bất giác đi đến một miệng giếng.
Đang lúc khát nước, cô gái bèn leo theo dây gầu xuống giếng uống nước. Nhưng
uống xong lại không thể leo trở lên miệng giếng được. Cô gái hoảng sợ vừa khóc vừa
kêu la cầu cứu.
Bấy giờ, có một thanh niên đi ngang qua đó. Nghe tiếng khóc la phát ra từ miệng
giếng, anh ta bèn tìm cách cứu cô gái lên. Nhờ cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy, hai người đã
để lòng yêu mến nhau, nguyện một lòng bên nhau mãi mãi.
Một hôm nọ, người thanh niên có việc phải đi xa. Trước khi lên đường, anh ta đã đến
nhà cô gái để nói lời từ biệt, và hứa rằng sẽ mãi mãi giữ lời thề năm xưa. Hai bên
đều bày tỏ cho dù bao lâu, nhất định cũng sẽ chờ ngày nên nghĩa vợ chồng.
Sau khi đã đính ước với nhau, hai người muốn tìm một ai đó đến làm nhân chứng
cho lời thề nguyện của mình. Đúng lúc ấy, có một con chồn lông vàng băng ngang
qua trước mặt họ rồi chạy thẳng vào khu rừng. Cô gái bền nói: “Con chồn lông vàng
ấy và miệng giếng ngày trước sẽ là nhân chứng cho chúng ta”.
Sau đó, hai người chia tay nhau.
Rất nhiều năm sau, cô gái vẫn một lòng giữ vẹn trinh tiết, chờ đợi vị hôn phu của
mình quay về. Thế nhưng, người thanh niên ấy đã kết hôn với một cô gái khác tại
một vùng đất xa xôi, sinh con cái, cùng nhau trải qua những thảng ngày vui vẻ, hoàn
toàn không còn nhớ gi đến lời hôn ước năm xưa.
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn