Một hôm, do đùa giỡn quả mệt, đứa con trai của người thanh niên năm xưa bền ngã
lưng nằm ngủ trên bãi cỏ. Đúng lúc có một con chồn lông vàng đi ngang qua, cắn
phập vào cổ đứa bé, khiến nó chết ngay lập tức. Cha mẹ nó đều hết sức đau khổ,
thương tiếc cho đứa con thơ dại của mình.
Sau đó một thời gian, hai vợ chồng lại sinh được đứa con trai khác. Cậu bé được
nuôi dưỡng khôn lớn và thích đi xa vui chơi. Một hôm, nó đi đến bên một miệng
giếng, vì nhìn thấy bóng của mình in trên mặt nước, trong một phút không cẩn thận
đã lọt nhào xuống giếng chết.
Đến lúc ấy, người thanh niên năm xưa mới nhớ lại hôn ước ngày nào của mình với
cô gái, chứng nhân ngày ấy chính là con chồn lông vàng và cái giếng.
Thế là, anh ta kể lại toàn bộ sự việc cho người vợ cua mình, rồi đề nghị ly hôn với
người vợ ấy.
Sau đó, anh ta trở về thôn làng của người con gái năm xưa. Cô gái vẫn đang chờ đợi
anh. Hai người cuối cùng đã kết hôn với nhau, sống những tháng ngày hạnh phúc
cho đến cuối đời.
Rất rõ ràng, đây là một câu chuyện về sự tuân thủ giao ước (hôn ước) dưới sự phò
trợ của thần linh.
Tuy nhiên, trong câu chuyện, phương thức trung phạt lại không trực tiếp giáng
xuống đầu của kẻ vi phạm giao ước, như người thanh niên trong câu chuyện uống
rượu say rồi tự mình ngã xuống giếng chết, hoặc để con chồn lông vàng cắn anh ta,
khiến anh ta bị bệnh dại mà chết. Câu chuyện đã để cho hai người con trai phải
gánh lấy tội lỗi của cha mình, khiến người đọc khó lòng tránh được cảm giác bất
nhẫn.
Kỳ thực, đó là một câu chuyện khuyên người làm thiện, tuân thủ giao ước. Ý nghĩa
căn bản của câu chuyện là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều phải tuân thủ
giao ước. Nếu để người vi phạm giao ước chết đi, thì sẽ không còn phù hợp với tín
điều “ghét tội, nhưng không ghét người có tội” của người Do Thái, cơ hội thực thi
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn