“Tôi đã có ý tạo dáng cho ông vẽ, mà ông... ông lại muốn trêu tôi”.
Họa sĩ Do Thái bật cười traded: “Tôi nghe nói ông rất sáng suốt trong chuyện làm
ăn, nên mới cố ý kiểm tra ông thử. Ông không hỏi người khác đang vẽ gì, đã vội cho
rằng đang vẽ chính mình, lại còn cố gắng chỉnh thế, tạo dáng. Chỉ xét trên điểm này
thôi, đã thấy ông còn ở trình độ kém xa so với các thương nhân Do Thái”.
Bấy giờ, thương nhân Nhật Bản mới như chợt tỉnh giấc mộng, nhận ra đâu là sai lầm
của mình.
Cho dù làm ăn với một người quen, thương nhân Do Thái cũng tuyệt đối không vì
đã từng hợp tác thành công mà buông lỏng việc thẩm tra những điều kiện, yêu cầu
của đối tác trong một cuộc làm ăn mới. Làm như vậy, chí ít cũng có được hai điều
lợi:
Thứ nhất, sẽ không rơi vào tình cảnh “mất mặt” giống như thương nhân Nhật Bản
trong câu chuyện kể trên, vì luôn nghĩ “đến trước làm chủ” mà rơi vào thế cả tin
trước hành động của người khác. Ngược lại, chúng ta sẽ có đủ khả năng để cảnh
giác, ngăn ngừa mọi hành động lừa gạt từ phía đối phương.
Thứ hai, có thể bảo đảm cho nguồn doanh lợi mà mình đã phải gian khổ tạo dựng
trong lần làm ăn đầu tiên, không bị mất cả chì lẫn chài chỉ vì lý do “tình cảm” trong
lần làm ăn thứ hai. Buôn bán rốt cuộc vẫn là buôn bán, không thể đan xen yếu tố
tình cảm, nếu không đã chẳng cần đến chuyện chi li tính toán.
Thương nhân Do Thái hiểu rõ, ý thức của con người đối với ấn tượng đầu tiên có
thể khiến họ không thể nghĩ đến chuyện sửa đổi lại nó. Đến khi kết quả sự việc
được phơi bày, rơi vào tình cảnh thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng hoàn toàn, mới
nhận ra sự khinh suất của mình.
Xã hội ngày nay phát sinh đầy rẫy những vụ án kinh tế lừa bịp, rất nhiều “người
lương thiện” vì quá tin tưởng vào một người quen, thậm chí chỉ là người dăm ba
lần gặp gỡ, hoặc đã từng kết hợp “thành công” trong một chuyện nho nhỏ, mà đã
Công ty Trí Tuệ Media - www.trituemedia.vn