kiến thức chuyên ngành, tư chất cá nhân, v.v... Thật ra, chẳng có điều nào
đúng cả.
Chẳng hiếm ví dụ về những người trẻ tuổi, học vị không cao, kinh
nghiệm lại ít nhưng vẫn kiếm được nhiều tiền hơn so với một người 45 tuổi,
có bằng Thạc sĩ kinh tế của trường đại học Harvard lừng danh và là thành
viên của Hội MENSA (Hội những người có chỉ số thông minh cao nhất).
Cũng chẳng hiếm khi thấy những “lính mới tò te” lại được trả cao hơn
nhiều lần so với những “lão làng” có thâm niên kỳ cựu trên 20 năm. Vậy
điều gì quyết định thu nhập của một người?
Định nghĩa thật sự về thu nhập
Thu nhập của một người được định nghĩa bằng tổng giá trị người đó tạo
ra, nhân với thời gian cần có để tạo ra giá trị đó, nhân với quy mô. Ta có:
Vậy, để tăng thu nhập, bạn phải tăng giá trị tạo ra, thời gian bạn dùng để
tạo ra giá trị đó và quy mô công việc của mình.
Thu nhập phản ánh giá trị tạo ra
Trước tiên, hãy tìm hiểu xem thu nhập được tính dựa trên những giá trị
nào. Ta hãy lấy một ví dụ. Vào bất cứ cửa hàng bán điện thoại di động nào
ta cũng thấy đủ loại nhãn hiệu và kiểu dáng được trưng bày, với giá cả rất
khác nhau. Chẳng hạn, Sony Ericsson 910i có giá 1400 đô trong khi Nokia
2600 giá 238 đô.
Điều gì làm cho chiếc điện thoại này đắt gấp 6 lần chiếc điện thoại
khác? Câu trả lời rất đơn giản, bởi vì nó có nhiều tính năng hơn, tạo ra giá
trị cao hơn cho người dùng. Liệu với giá cao như vậy khách hàng có mua
không? Hẳn nhiên là có rồi và tôi chắc bạn biết rõ điều đó.