triệu phú 5). Với họ, tiền chỉ là phương tiện để họ thực hiện những sứ mệnh
cao cả hơn mà thôi.
Đó là lý do giải thích tại sao khi đã có tất cả tiền bạc trên đời, họ vẫn
miệt mài làm việc như thể chẳng có gì để xây dựng ngoài công ty và sự
nghiệp. Họ đi theo tiếng gọi của lòng đam mê trong công việc họ làm. Nếu
việc tiêu tiền khiến bạn hạnh phúc thì bạn sẽ không bao giờ giàu nổi. Đồng
tiền chỉ đến và ở lại lâu với những người hạnh phúc khi được làm việc kiếm
tiền.
“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”
Thật ra, nếu không phải tiêu tiền thì phần lớn mọi người trong chúng ta
đến một lúc nào đó đều trở thành triệu phú cả. Giả sử bạn thu nhập trung
bình 3000 đô/tháng, tức 36.000 đô/năm. Từ lúc đi làm cho đến khi về hưu
khoảng 40 năm, bạn kiếm được tổng cộng 1,44 triệu đô.
Nếu bạn tiêu cả 3000 đô một tháng thì 40 năm sau, bạn cũng chẳng có gì
hơn một đứa trẻ mới lọt lòng mẹ. Nhưng nếu bạn tiết kiệm 10% lương mỗi
tháng, rồi đầu tư số tiền đó vào chứng khoán và quỹ đầu tư có lợi nhuận 15%
một năm, rồi để cho đồng tiền tự nhân lên thì 40 năm sau bạn sẽ có bao
nhiêu?
Theo máy tính tài chính của tôi thì con số đó là 6,914 triệu đô! Làm gì có
chuyện đó, có thể bạn nghĩ máy tính của tôi bị trục trặc. Nhưng không! Nhờ
sức mạnh của lãi mẹ đẻ lãi con, chỉ cần tiết kiệm 300 đô một tháng, lúc về
hưu bạn có thể ung dung với gần 7 triệu trong tay! Chà chà, các cụ nói
không ngoa: Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
Tôi sẽ để dành khi thu nhập cao hơn
Luận điệu thông thường của những người tiêu xài theo phương châm “cứ
sướng trước đã, mọi việc hậu xét” là: tôi sẽ tiết kiệm khi có kha khá tiền!
Nhưng đó chỉ là cái cớ thô thiển chẳng thuyết phục được ai. Nếu bạn không