Pfizer)
c. Quy mô kinh tế khổng lồ (như chuỗi cửa hàng Wal-Mart, Amazon.com,
v.v...)
d. Dẫn đầu thị trường khiến đối thủ khó lòng chen chân vào (như General
Electric, VISA, Microsoft, Google.com)
e. Chi phí thay đổi lớn để giữ chân khách hàng (như phần mềm Microsoft,
Adobe, v.v...)
Đặc điểm của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững (Rào chắn
kinh tế mạnh)
Làm thế nào để biết được công ty bạn muốn đầu tư có rào chắn kinh tế
mạnh? Đó thường là những công ty bán các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền
đối với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm đó thường độc nhất
vô nhị, nên kể cả khi giá tăng, nhu cầu vẫn mạnh. Ví dụ, dù Ferrari, Nike,
McDonalds, Harley Davidson hay Microsoft có tăng giá đi chăng nữa thì
người ta vẫn sẽ mua, vì những sản phẩm này được xem là “không gì có thể
sánh được”. Do có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp, những công ty có rào chắn
kinh tế mạnh hưởng tỉ lệ lợi nhuận cao, liên tục gia tăng lợi nhuận và giá trị
cổ phiếu. Các cửa hàng phải bán những sản phẩm độc quyền này nếu họ
không muốn mất khách hàng. Ví dụ, dù muốn hay không, siêu thị nào cũng
phải bán Coca-Cola và nhà thuốc nào cũng phải bán Panadol.
Đặc điểm của công ty cạnh tranh về giá (Rào chắn kinh tế yếu)=
Ngược lại, nên tránh đầu tư vào những công ty chủ yếu cạnh tranh về giá
và không có lợi thế cạnh tranh thật sự. Những công ty này thường bán các
sản phẩm thuộc loại nhu yếu phẩm hàng ngày, tương tự như hàng ngàn công
ty khác. Kết quả, giá cả là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với người
tiêu dùng. Công ty chỉ cần tăng giá lên 10% là rất nhiều khách hàng sẽ bỏ
sang mua của đối thủ có giá rẻ hơn. Công ty xăng dầu, các hãng sản xuất vật
liệu thô, nhà cung cấp dịch vụ Internet, hãng hàng không, viễn thông và sản
xuất xe hơi đều rơi vào loại này.