quyển sách này. Điều này CỰC KỲ quan trọng.
Kẻ làm giảm giá trị
Vậy bạn viết ra được bao nhiêu lý do? Đúng 5 lý do, ít hơn hoặc nhiều
hơn 5 lý do? Việc làm của bạn phản ánh trực tiếp suy nghĩ và hành động của
bạn trong cuộc sống.
Với bài tập này, tôi phát hiện ra rằng con người nói chung có thể chia làm
3 nhóm. Nhóm thứ nhất là những người có thói quen làm ít hơn điều được
mong đợi. Điều này được phản ánh qua việc họ chỉ nêu ra 3-4 lý do qua loa
cho xong chuyện. Khi được hỏi tại sao, họ thường đưa ra những lời bào chữa
như: “Ừ thì tôi chẳng nghĩ thêm được gì nữa” hoặc “Tôi làm gì có thời
gian”. Chính vì cách nghĩ và hành động như thế mà nhóm người này không
tạo ra giá trị gia tăng cho công ty. Trong thực tế, họ còn giảm bớt giá trị do
công ty tạo ra. Những người này nếu phải làm những hạng mục ABCD sẽ
chỉ làm A và B, quên hoặc làm qua quýt việc C và D. Mặc dù họ được trả
lương 2000 đô, họ chỉ mang lại giá trị 1500 đô. Kết quả, họ là món nợ, là
gánh nặng của công ty. Trong một công ty thường có vài kẻ làm giảm giá trị
như vậy. Bạn đã bao giờ gặp ai như thế chưa?
Bây giờ cho phép tôi hỏi bạn một câu khác. Lương của người này được
xem là “đầu tư” hay “chi phí” của công ty? Tất nhiên là chi phí! Công ty có
tăng lương cho họ không? Chắc là không. Tăng lương cho họ chỉ làm tăng
chi phí và lợi nhuận sẽ giảm. Mục tiêu thứ nhất của tất cả công ty là tăng lợi
nhuận hàng năm, như vậy kẻ làm giảm giá trị sẽ làm việc cả năm mà không
được tăng lương. Thực tế, nếu vì một lý do nào đó mà lợi nhuận bị giảm,
những người này sẽ được xếp vào diện cho nghỉ việc ngay để cắt giảm chi
phí! Tất nhiên, nếu bạn nằm trong số này, đừng hy vọng sẽ có ngày bạn
thành công hoặc giàu có!
Người duy trì giá trị