BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA 100 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI - Trang 442

sáng tạo đột phá. Đương nhiên, đối với một nhà sản xuất linh kiện
máy tính (bo mạch, bộ vi xử lý, phần mềm và chíp) thì đột phá là
một tính cách phải có. Nhưng những đột phá này không chỉ phản ảnh
trên sản phẩm mà còn bao gồm cả tự thân thương hiệu nữa.

Năm 1971 không phải là năm bước ngoặt của thương hiệu này mà

chính là năm 1991, khi bộ vi xử lý chương trình Intel Inside được tung
ra. Đó là lần đầu tiên trên thế giới một thương hiệu phụ kiện máy
tính giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, chứ không phải với
những nhà sản xuất máy tính cá nhân.

Lý do khiến Intel quyết định trở thành một thương hiệu tiêu

dùng một phần là vì hệ quả của những vấn đề về pháp lý. Cuối
những năm 1980, tòa án đã ra một phán quyết không công nhận tên
bản quyền của những bộ vi xử lý 386 và 486. Như vậy có nghĩa là các
đối thủ cạnh tranh có quyền sử dụng những con số này cho các sản
phẩm tương tự và đánh cắp thị trường của Intel ngay trước mũi họ.

Từ việc này, Intel quyết định chuyển tên thương hiệu sản phẩm từ

những con số sang bằng chính cái tên của công ty, nhằm tăng
cường nhận thức về thương hiệu ở chính bản thân những người mua
máy tính.

Giới truyền thông lại bắt đầu tỏ ra hoài nghi. Ý tưởng về một

công ty thuần công nghệ có thể trở nên thích ứng với người tiêu
dùng theo cùng cách của McDonald's và Coca-Cola thì thật là đáng
cười đối với nhiều người. Dù sao thì mọi người cũng chỉ muốn có
một chiếc máy vi tính và không cần biết hay nghĩ đến những bộ
phận ẩn chứa bên trong mà họ không thể nhìn thấy. Năm 1991, hầu
hết những người tiêu dùng còn không hiểu được thế nào là một bộ
vi xử lý, cho dù đó chính là bộ phận thực sự tạo thành sức mạnh cho
máy tính của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.