Một bà mẹ độc thân (nhân vật chính) đã làm những gì để trở
thành người phụ nữ có thu nhập cao nhất thế giới và là người tạo
nên hiện tượng Harry Potter. Và cùng với Harry Potter, người phụ nữ
này đã trải qua biết bao thăng trầm (những lá thư phản đối ngay
từ đầu, việc đụng chạm với nhà thờ, giành được những thương vụ
phim và các giải thưởng...). Rồi chuyện đụng chạm với John
Grisham trong vụ kiện "Larry Potter", với hãng phim Warner
Brothers trong hàng tá vụ kiện tụng về những trang web Potter
không chính thức.
Đoan chắc rằng câu chuyện về cuốn sách cũng quan trọng và
đáng giá không kém gì những câu chuyện xảy ra trong sách, trong
việc tạo thành thương hiệu Harry Potter. Đây là một bài học về tất
cả những thương hiệu lớn. Chúng đã tạo nên những huyền thoại của
riêng mình, cho dù đó là Ford hay Coca-Cola thì cũng vậy. Những
thương hiệu lớn luôn tạo nên những câu chuyện tuyệt vời. Harley-
Davidson, Walt-Disney, hay thậm chí Microsoft (Một sinh viên siêu
tin học trở thành người giàu có nhất vẫn còn sống và thống trị cả
thế giới công nghệ vi tính): tất cả không chỉ là những thương hiệu
thành công mà còn là những huyền thoại kinh doanh, đều có
những bố cục truyện kể mà mọi tiểu thuyết gia phải nỗ lực mới tạo
thành.
Chắc chắn là mọi câu chuyện về thương hiệu không phải lúc
nào cũng hoàn toàn là thực tế. Chúng phải được trau chuốt, được
biên soạn sao cho các chi tiết phải phù hợp, và thậm chí còn được
huyền thoại hóa. Nói thật ra, đó chính là mục đích của việc xây dựng
thương hiệu và là lý do tồn tại. Để tạo thành một huyền thoại mà
người ta muốn có cho được, dù đó là những "Thiên thần của Địa
ngục" với chiếc Harley-Davidson hay những đứa bé năm sáu tuổi với
cuốn Harry Potter, thì nguyên tắc cũng vẫn như nhau. Bằng cách
mua một chiếc xe, một cuốn sách hay ghé thăm một khu giải trí,