Rah và những Muggle" xuất bản năm 1984; trong cuốn sách này
có một nhân vật được gọi là Larry Potter.
Một số người còn cho rằng Harry Potter có những tác động
không tốt đến tính cách của trẻ em. Tháng Mười năm 1999, một vài
bậc phụ huynh ở Mỹ đã hợp lại với nhau và buộc tội Rowling là đã
khắc họa ma quỷ thật sự. Hai năm sau đó, ở bang New Mexico,
người ta đã đốt những cuốn truyện Harry Potter vì cho rằng Harry
chính là phù thủy. Một nhà thuyết giáo đã công khai xé vụn hàng
trăm cuốn Harry Potter và Căn phòng bí mật ngay trong ngày phát
hành. Một giáo viên tiểu học ở Georgia đã bị quấy nhiễu bởi nhóm
người chống-Harry, họ yêu cầu ông này chấm dứt việc đọc những
cuốn truyện Harry Potter cho học trò nghe vì nội dung kỳ bí của
chúng.
Liệu có bất kỳ một trong những phản ứng nào trên đây gây tổn
hại cho thương hiệu Harry Potter không? Hoàn toàn không. Không
những thế, chúng còn hỗ trợ thêm cho thương hiệu này với những
quan hệ công luận được nhắc đến ở nhiều nơi. Đây là một bài học
cần được cân nhắc đối với mọi thương hiệu.
Những cuốn Harry Potter chỉ đơn thuần là những câu chuyện kể
nhấn mạnh vào cốt truyện. Cách dựng chuyện tuy đơn giản nhưng
đầy tình tiết. Tuy nhiên, cũng có một câu chuyện Harry Potter khác
nữa, đó là câu chuyện về chính bản thân thương hiệu. Câu chuyện
bắt đầu từ năm 1990, một phụ nữ trẻ có tên Joanne Rowling đã
cảm thấy hứng thú và ghi lại những ý tưởng của mình cho một cuốn
truyện trẻ em khi đang đi trên một chuyến xe lửa (Hãng Hỏa xa Anh
chứ không phải tàu tốc hành của trường Hogwarts!). Cũng như
chính bản thân những cuốn Harry Potter, câu chuyện về bản thân
thương hiệu này cũng có những điều diệu kỳ của riêng nó.