năm 2 tuổi, anh còn mắc bệnh bại liệt. Căn
bệnh làm anh bị liệt nửa người, từ thắt lưng
trở xuống.
Nhà Wilpam nghèo đến nỗi không có đủ
tiền để sắm cho anh một đôi nạng. Do đó,
trong vòng 10 năm, anh chỉ có thể di chuyển
bằng cách bò lết trên đôi tay của mình.
Nhưng bất chấp sự tàn tật, Wilpam mơ ước
trở thành bác sĩ và vận động viên Olympic.
Mọi người ai cũng bảo mơ ước của anh thật
viển vông.
Dù vậy, ước mơ lớn này đã thúc đẩy anh
nỗ lực học tập và tập luyện cho phần cơ thể không bị liệt của mình.
Hàng ngày, anh thực hiện động tác hít đất hàng trăm lần. Anh đạt toàn
điểm tuyệt đối trong các kỳ thi và được nhận vào Học viện Raffles và
trường trung học Raffles. Mặc dù anh đạt toàn điểm 10 trong kỳ thi tốt
nghiệp cấp 3, Đại Học Quốc Gia Singapore (NUS) vẫn bác đơn xin học
ngành Y của anh, lý do là vì anh bị khuyết tật.
Vậy thì Wilpam từ bỏ ước mơ làm bác sĩ chăng? Không hề. Anh biết
rõ một điều rằng “có chí thì nên”.
Anh quyết định học ngành Sinh học và
Tâm lý học ở trường NUS. Sau khi tốt
nghiệp, anh làm việc cho chính phủ trong
suốt 9 năm để tiết kiệm tiền cho mục tiêu
cuối cùng của mình. Sau đó, vào năm 1989,
anh vào học trường Đại Học Harvard và Đại
Học Oxford, nơi anh trở thành một nhà
khoa học về não bộ. Anh đạt danh hiệu sinh
viên xuất sắc trong ngành Sinh lý học và nhận được học bổng Fullbright
của Đại Học Harvard và học bổng Raffle của Đại học Oxford. Vài năm
sau, Wilpam cầm tấm bằng cử nhân y tế trong tay, thế là ước mơ suốt
đời của anh là trở thành bác sĩ đã thành hiện thực!
Cũng trong thời gian đó, Wilpam theo đuổi ước mơ tham dự Thế vận
hội Olympic. Một lần nữa người ta bảo anh rằng anh không thể trở
thành vận động viên được vì anh bị liệt nửa người. Nhờ ý chí kiên cường
và quyết tâm không gì lay chuyển nổi, anh đã đạt được mục tiêu không
tưởng này.
Ngày nay, Wilpam là một vận động viên tài năng: vô địch ma-ra-
tông trên xe lăn. Anh tham dự nhiều cuộc tranh tài dành cho người
128