bơi 2 giờ một lần và ba lần một tuần” hoặc “học bài 3 giờ một ngày”.
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Mục tiêu vẫn chỉ là chuyện mơ mộng cho đến khi bạn lên kế hoạch
hành động đi kèm với nó. Kế hoạch hành động sẽ nói cho bạn biết chính
xác bạn cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là “để dành 5 triệu đồng trong vòng 12
tháng” thì một bản kế hoạch hành động có thể giống như thế này:
a. Đi dạy kèm một tuần 2 ngày kiếm được 800 ngàn/tháng
b. Không mua đĩa nhạc và đĩa game trong vòng 12 tháng tới
c. Mua quần áo mới ba tháng một lần, giá tối đa 300.000 đồng một
cái
d. Để dành 400.000 đồng một tháng
4. THỜI GIAN
Điều quan trọng nhất là tất cả mục tiêu đều
phải có thời hạn. Hầu hết mọi người đưa ra một
mục tiêu rồi nói rằng họ sẽ làm chuyện đó sau.
Như bạn có thể đoán được, họ chẳng bao giờ làm
cả.
Nếu bạn nói rằng bạn sẽ bắt đầu dự án của
mình khi bạn có THỜI GIAN RẢNH, bạn sẽ không bao giờ thấy mình
có “thời gian rảnh” cả… bởi vì bao giờ cũng sẽ có một chuyện gì đó
khiến bạn phải làm. Hơn nữa, thời hạn cũng sẽ giúp bạn có được động
lực thực hiện mục tiêu hơn.
Vì thế, luôn luôn đề ra thời hạn thực hiện cho bất cứ mục tiêu nào.
Bắt đầu thiết lập mục tiêu ngay từ bây giờ!
Tốt lắm! Đã đến lúc áp dụng những gì bạn vừa học được vào hành
động! Hãy cầm lấy bút và bắt đầu vạch ra một vài mục tiêu thật sự giúp
bạn có một cuộc sống thành công hơn, ý nghĩa hơn và trọn vẹn hơn.
Hãy đề ra ít nhất 1 hoặc 2 mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong
130