nghĩa là người chấm bài cũng sẽ có cảm giác nhẹ nhàng. Đặc biệt đừng
quên cấu trúc một bài viết. Ví dụ, phần mở đầu cần phải có 3-4 câu thì
hãy viết đúng 3-4 câu. Hoặc phần kết thúc phải luôn có một câu hỏi và
không quên những chi tiết minh họa, các ví dụ cụ thể. Các từ, ngữ quen
thuộc thường được mọi người dùng sẽ khiến bài viết của bạn dễ đọc. Kết
thúc bài viết trước khi thời gian hết vài phút để kiểm tra lại nội dung
viết.
10. Chọn trang phục thoải mái nhất. Có thể đó là kỳ thi quan trọng
và bạn muốn mặc thật đẹp, nhưng liệu đó có phải là bộ quần áo dễ chịu
nhất? Phải ngồi suốt 4 tiếng mà không biết thời tiết trong phòng thi
lạnh hay nóng thì tốt nhất hãy mặc bộ đồ với chất liệu vải đem lại sự
thoải mái nhất.
11. Ăn đầy đủ. Phải thi trong 4 tiếng đồng hồ nên bạn cũng hãy lo
cho bao tử của mình. Tuy nhiên cũng phải chú ý lựa chọn những thức
ăn vệ sinh để tránh trường hợp đáng tiếc trong khi thi và cũng tránh ăn
quá no vì khi no sẽ gây buồn ngủ và não không linh hoạt. Và hãy mang
theo một chai nước lọc.
12. Thường xuyên ghé vào website: www.toefl. com, bạn sẽ nhận
được nhiều thông tin bổ ích và quan trọng.
13. Tự tưởng thưởng. Kết thúc bài thi, dù thế nào cũng hãy tự thưởng
cho mình một món quà hoặc một ngày thật thoải mái làm điều bạn
thích. Nếu không may, kết quả không như ý, bạn cũng sẽ đủ dũng khí để
tiếp tục cho kỳ thi tiếp theo. Hãy cứ lạc quan và tin vào sự cố gắng của
chính mình.
Vậy là bạn đã có trong tay bí quyết để chiến đấu với chướng ngại vật
mang tên “ngoại ngữ”. Tuy nhiên, dù bạn biết được tất cả mọi bí quyết
mà vẫn không cố gắng, không nghiêm túc thực hiện thì bạn không thể
có kết quả tốt. Bí quyết quan trọng nhất chính là sự tự nỗ lực và kiên trì
thực hiện trọn vẹn kế hoạch, mục tiêu của mình. Và quan trọng nhất là
hãy thành thật với chính mình, biết mình mạnh - yếu như thế nào, cố
gắng khắc phục những điểm yếu, phát huy những thế mạnh để từ đó
chọn cho mình con đường phù hợp nhất. Khi đó, bạn sẽ chạm đích với
kết quả đáng tự hào nhất và tư thế hãnh diện nhất.
Tôi đã học như thế nào?
Câu chuyện của Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Thạc sĩ
Báo chí Đại học Ohio - Hoa Kỳ.
Tôi viết lại kinh nghiệm này cho những bạn trẻ “muộn”
học tiếng Anh song lại muốn theo đuổi sự nghiệp học hành ở
126