các thánh lễ bằng tiếng Anh ở Nhà thờ Đức Bà.
Tóm lại, dù chậm chạp, song tôi cũng tiến bộ. Kết quả là
vào năm 2010, tôi nhận được học bổng Fulbright sang Mỹ du
học. Sang môi trường Anh ngữ, tôi lại gặp khó khăn khủng
khiếp, nhưng nhờ kiên nhẫn, không ngại… sai và sửa sai, lại
chịu khó… làm phiền người bản xứ, nên tiếng Anh của tôi tốt
dần lên qua từng bài viết, bài báo cáo trước lớp. Đến bây giờ,
câu cửa miệng của tôi vẫn là: “Xin lỗi, tôi không hiểu anh/chị
nói gì. Mọi người có thể nói lại, giải thích lại không?”. Với câu
nói chân chất thật thà đó, tôi không ngừng mở rộng cơ hội
học tập tiếng Anh của mình.
Một vài lời khuyên cho bạn - từ kinh nghiệm của
chính tôi
ĐỌC
1. Bạn không cần đọc nhiều, nhưng hãy đọc như một nhà
phê bình cấu trúc văn bản. Nghĩa là bạn phải biết chỗ nào tác
giả giấu ý chính và dẫn chứng, và hai thứ này có khớp với
nhau hay không. Hãy lưu ý đến các từ kết nối câu với câu,
đoạn văn với đoạn văn.
2. Bạn không cần nhớ nhiều, chỉ cần nhớ những chỗ có
chứa thông tin quan trọng so với ý chính của toàn bài. Nghĩa
là bạn cần biết lượng giá thông tin, có những thông tin chỉ
dùng để tung hỏa mù và những thông tin không thể thiếu
trong văn bản.
3. Bạn không cần tra tự điển thường xuyên, chỉ cần tra
những từ, cụm từ cứ vang lên trong óc bạn một cách vô nghĩa
ngay trước khi đi ngủ. Bực, tra cho hết bực!
4. Hình thành thói quen ghi chú bên lề văn bản và tóm tắt
lại văn bản chỉ trong một câu sau mỗi lần đọc xong.
NGHE
1. Nghe nhạc thật nhiều không bằng nghe ít nhưng biết
mình nghe gì.
2. Xem phim thật nhiều không bằng xem ít nhưng biết
mình xem gì.
3. Ghi nhớ các từ đệm và các cấu trúc câu phổ biến.
4. Nghe các bản tin thời sự, để tập làm quen với những từ
ngữ phổ biến trong cuộc sống.
131