tiếng Anh, thậm chí nguyên tác của các nhà văn và nhà thơ
mà mình yêu thích. Có một điểm mà tôi cho là dở là suốt giai
đoạn này tôi vẫn nhận hợp đồng dịch sách để có thêm chi phí
học và thi tiếng Anh. Có thể bạn không biết nhưng tôi nghĩ
công việc này có thể làm chậm quá trình tư duy bằng tiếng
Anh của mình. Tôi không thể suy nghĩ bằng tiếng Anh, mà
luôn thông qua tiếng mẹ đẻ nên nói và viết không chuẩn. Tuy
nhiên, đây lại là trở ngại mà tôi… tình nguyện mắc phải, bởi
tôi không muốn trình tiếng Anh lên mà trình tiếng Việt thụt
lùi.
Ngoài ra, tôi bắt mình nghe nhạc, xem phim, theo dõi các
chương trình thời sự bằng tiếng Anh thường xuyên. Đôi khi,
tôi nhập tâm các mẫu câu và tập nói lại đúng theo lối nhấn
nhá và ngữ điệu của người nước ngoài. Về sau sang Mỹ, ông
thầy dạy luyện phát âm của tôi cũng khẳng định đó là một
cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng nghe nói. Tôi nhớ, hồi mới
sang Mỹ, để thỏa mãn yêu cầu làm trợ giảng, tôi buộc phải
đạt trên 230 điểm trong kỳ thi Nói. Chính vì vậy, tôi đăng ký
lớp tập Nói, và ông giáo bắt tôi làm một số bài tập na ná như
tôi vẫn thường làm ở nhà. Đó là theo dõi 60 Minutes, một
chương trình của đài truyền hình CBS, sau đó tự ghi âm lại
đoạn tóm tắt và nhận định. Kế đó, ông bảo tôi vào lab luyện
phát âm đọc ra rả các câu thần chú kiểu như “Three hundred
thirty three thousand three hundred thirty three” hoặc “I
thought a thought, but the thought that I thought wasn’t the
thought I thought I thought”. Ông bắt mọi người trong lớp
lặp lại từng từ cho đúng trọng âm, và nhắc lại từng câu cho
đúng ngữ điệu. Dĩ nhiên, ở xứ sở tiếng Anh thì việc học Anh
ngữ thuận lợi hơn rất nhiều vì lúc nào bạn cũng phải cọ xát
với người nước ngoài, sai là… họ không hiểu ngay. Nhờ theo
phương pháp này, tôi đã qua được kỳ thi Nói, dù vẫn chưa có
được chất giọng Mỹ và còn nhiều lỗi phát âm theo phương
ngữ. Dù bài viết này chủ yếu nhắm đến đối tượng là các bạn
đang học tiếng Anh ở trong nước, tôi nghĩ phương pháp của
ông thầy người Mỹ vẫn có thể ứng dụng được.
Tôi tham dự tất cả các hội thảo chuyên ngành mang tính
quốc tế do trường và các đơn vị ngoài trường tổ chức. Gặp
được người nước ngoài là tôi… mừng húm, tranh thủ trao đổi
trong khả năng của mình, dù vẫn thường xuyên nhận phản
ứ
ng: “Hả? Tôi nghe không rõ, cô nói lại được không?”. Thậm
chí ngay trong lĩnh vực tôn giáo, tôi cũng cố gắng tham dự
130