lợi cho quá trình học tập, tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta có
quyết tâm hành động hay không. Hãy nhớ môi trường học tập không
thể phân biệt bạn là Sinh viên giỏi hay dở, nhưng lại giúp bạn kiểm soát,
điều chỉnh được nhiều thứ, trong đó có tính cách của bạn.
Tôi đã học như thế nào?
Câu chuyện của Dương Huyền Phương, tốt nghiệp Huy
chương Bạc ngành Tài Chính - Kế Toán, Đại học Quốc tế thuộc
Đại học Quốc gia TP. HCM khóa 2007 – 2011, Chuyên viên
phân tích của AmCham, IFC & ADB.
Quyết định chọn học ở một môi
trường Đại học chỉ sử dụng tiếng Anh
là của… mẹ tôi, bởi mẹ muốn tôi hòa
nhập nhiều hơn vào môi trường ngoại
ngữ vốn là điểm yếu của tôi suốt thời
phổ thông. Tôi hết sức đắn đo, nhưng
cuối cùng cũng làm theo lời mẹ, dù
trong lòng không ngớt hoang mang.
Tôi tự nhủ phải bằng mọi cách vượt
thử thách này.
Với mỗi môn tôi lại tự nghĩ ra
những giải pháp khác nhau. Lấy ví dụ
môn Toán. So với các môn khác thì môn Toán - khi học bằng
tiếng Anh - tương đối ít từ mới hơn nên cũng đỡ vất vả đối với
Sinh viên năm đầu như tôi. Tuy đây không phải là môn yêu
thích nhất nhưng lại là môn tôi “đầu tư chất xám” nhiều nhất,
vì đơn giản tôi hiểu đây là chuyên ngành của mình. Chính vì
thế ngoài tập trung nghe giảng, tôi còn hay xung phong lên
giải bài tập ví dụ ngay tại lớp. Cách giải của tôi có thể đúng,
có thể sai, cũng có thể chưa phải là cách giải tốt nhất, nhưng
tất cả những điều đó sẽ được thầy cô chỉ ra, rồi phân tích,
giảng giải, và thế là tôi có thể hiểu bài ngay tại lớp. Khi làm
bài tập về nhà, tôi thường rủ các bạn học nhóm để cùng trao
đổi, bài dễ thì so sánh kết quả, bài khó thì cùng nhau giải, vừa
tiết kiệm thời gian, lại vừa học hỏi được cách giải của bạn
mình.
Với những môn “thuần lý thuyết” và “mơ hồ, khó hiểu” như
Triết thì tôi chuẩn bị tâm thế là “không ác cảm”, có vậy mới
dễ dàng tiếp thu được. Thật ra, tôi thấy việc học cũng như
tình yêu vậy - cứ mở lòng ra đón nhận thì môn học dù khó
cũng sẽ trở nên thu hút, dễ gần.
51