(+)
tốt, tích cực
(-)
xấu, tiêu cực
Ko
không
Chia sẻ
Ghi chú hiệu quả
■
Không cố ghi lại nguyên văn các câu nói của giảng viên (mà bạn cũng chẳng bao giờ ghi kịp
đâu!).
■
Chú trọng các từ khóa: là những từ bao hàm được nhiều ý nghĩa nhất của bài.
■
Nên ghi theo cấu trúc bài giảng. Bạn sẽ dễ dàng hình dung ra cấu trúc nếu bạn đã đọc trước
bài này ở nhà.
■
Phân biệt các ý chính và các ý nhỏ bên trong mỗi ý chính.
■
Kết nối các ý chính trong bài.
■
Dùng cách diễn đạt của chính bạn để tóm tắt sao cho sau này bạn vẫn cảm thấy dễ hiểu khi
đọc lại.
■
Các loại câu thường có trong phần “Tóm tắt và mở rộng”:
• Mô tả
• So sánh
• Thứ tự
• Vấn đề/Giải pháp
• Nguyên nhân – Hệ quả
Việc phát biểu hay đặt câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách
khiến chúng ta tập trung hơn.
Làm thế nào để… hỏi?
Bạn đặt câu hỏi thường là vì bạn muốn
thắc mắc những chỗ mình không hiểu, hoặc
muốn kiểm tra lại xem mình có hiểu đúng
không. Cũng có khi, bạn muốn tìm kiếm
những gợi ý để mở rộng vấn đề, những ý
tưởng mới.
Vấn đề là, đôi khi bạn chỉ nhận thấy rằng
mình không hiểu bài, nhưng khi giảng viên
hỏi xem bạn đã không hiểu chỗ nào thì bạn
lại lúng túng không biết đặt câu hỏi ra làm sao. Ngay cả khi bạn đặt
được câu hỏi rồi thì… dường như câu hỏi ấy bị hiểu sai và hậu quả là
giảng viên không trả lời đúng vào điều mà bạn muốn hỏi. Đừng có thất
vọng và đừng để mình bị rối, bạn có thể thử những cách sau đây.
Để đặt câu hỏi hiệu quả, bạn nên:
• Xác định mục đích, nghĩa là bạn hỏi để làm gì;
• Lắng nghe trước, đặt câu hỏi sau;
66