CHƯƠNG 6
SỨC MẠNH CỦA NGÔN TỪ
Để nói dễ hiểu, hãy nói chân thành. Và để nói chân thành, hãy nói
như bạn nghĩ.
Lev Tolstoy
Sức mạnh của ngôn từ
Có không ít câu thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn đã nhấn mạnh đến
vai trò của ngôn từ trong đời sống, trong hoạt động giao tiếp của con
người như “Chim khôn tiếng hót rảnh rang, người khôn tiếng nói dịu
dàng dễ nghe”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”… Từ lâu trong lịch sử các cuộc
chiến, lời nói có thể có sức mạnh ngang với một đạo quân, khi nó phát
huy tác dụng trong thương thuyết, đàm phán như chúng ta đã biết qua
“Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Lời nói cũng có thể làm khơi gợi
chí khí của cả một dân tộc, từ trẻ tới già, khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy
như “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo hay “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch. Lời nói, ở thời đại nào, cũng là phương
tiện hữu hiệu trong việc biểu đạt và trao đổi tư tưởng, tình cảm của con
người trong hoạt động giao tiếp.
Chỉ bắt đầu bằng một lời chào hỏi giản dị,
thân thiện, bạn đã bắt đầu mở ra một mối quan
hệ với những người bạn mới trong môi trường
Đại học. Chỉ qua cách nói năng của bạn, qua
cách sử dụng từ ngữ của bạn, qua cách diễn đạt
một ý kiến nào đó của bạn, người ta đã có thể
hình dung ít nhiều về trí lực, tính cách, về lối
nghĩ và lối sống của bạn. Lẽ dĩ nhiên, cần phải
có thời gian và điều kiện bộc lộ để đánh giá
đúng về một người, song, những ấn tượng ban đầu - từ lời ăn tiếng nói,
thái độ ứng xử - thường đóng vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển
hay chấm dứt một mối quan hệ mới vừa nhen nhóm.
Chuyện ăn nói gắn chặt với đời sống thường nhật đã đành, mà còn
gắn chặt với sự phát triển nhân cách con người và đòi hỏi sự trau dồi
ngày càng nhiều trên giảng đường Đại học. Bạn muốn đứng trước lớp
trình bày ý kiến về một vấn đề đang gây tranh cãi, bạn tham gia một
nhóm thảo luận về cách thực hiện một đề tài, bạn có thể phải thay mặt
89