BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SINH VIÊN - Trang 91

nhóm lên thuyết trình đề tài ấy, lôi kéo sự chú ý của người nghe, làm nổi
bật vấn đề, sẵn sàng trả lời, biện giải cho những câu hỏi chất vấn. Bạn có
đủ tự tin để làm tốt những việc đó không? Ngoài việc chuẩn bị sự hiểu
biết cần thiết để thực hiện đề tài, bạn còn phải chuẩn bị cả cách biểu đạt
những nội dung đã có. Đó là việc dùng từ ngữ một cách chính xác; dùng
các cấu trúc câu thích hợp để tăng hiệu quả nhấn mạnh, gây chú ý; dùng
hệ thống lập luận gồm các bước liên kết chặt chẽ, hợp lý; dùng lối diễn
đạt lưu loát, trôi chảy với ngữ điệu và ngôn ngữ cử chỉ phù hợp… Tất cả
đều phải học hỏi và rèn luyện. Bạn sẽ thuyết phục được người nghe nếu
phát huy được sức mạnh của ngôn từ.

Năng lực ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là khác nhau. Có người dường như

có khiếu ăn nói, có người đến lúc cần nói thì cứ như “ngậm hột thị”.
Nhưng nếu bạn thấy mình không giỏi ăn nói nên ngại xuất hiện, bày tỏ ý
kiến trước đám đông thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp qua
những cuộc giao tiếp, những diễn đàn trao đổi.

Bạn hãy mạnh dạn đương đầu với nỗi ngại ngần đó, từng bước luyện

tập khả năng diễn đạt qua những cuộc trò chuyện với bạn bè, với nhóm
làm việc, rồi dần dần mở rộng quy mô của đám đông. Bạn cũng có thể
theo học một khóa về diễn thuyết tại Nhà Văn hóa Thanh niên hay các
trung tâm đào tạo kỹ năng giao tiếp hay hùng biện khác. Dần dần bạn
sẽ cảm thấy bớt hồi hộp, lo âu. Khi bạn chuẩn bị kỹ cho những điều bạn
định nói và cách bạn sẽ nói, biết mở đầu thế nào, nói gì trước, nói gì
sau, gây chú ý bằng cách nào, thuyết phục người nghe ra sao, kết thúc
thế nào để đạt hiệu ứng tốt nhất, làm sao để không khiến người đối diện
mệt mỏi hay căng thẳng, âm lượng giọng nói ở mức nào là vừa đủ…, bạn
sẽ lấy lại được sự tự tin, bình tĩnh để bày tỏ suy nghĩ sau vài giây lúng
túng ban đầu.

Tuy những lời nói lưu loát của bạn sẽ chỉ thực sự tạo thiện cảm, hứng

thú, thuyết phục người nghe khi chúng xuất phát từ sự chân thành và
lòng trung thực, nhưng bạn cũng đừng dùng sự thành thật đó để biện hộ
cho cách nói sỗ sàng, bỗ bã với lối dùng từ tùy tiện, thiếu trong sáng.

Bạn đừng tấn công người nghe bằng dòng âm thanh ào ạt, bất tận mà

đôi khi hãy nhường chỗ cho những khoảng lặng - để người nghe có thời
gian “thẩm thấu” các thông điệp của bạn. Nghĩa là trong giao tiếp,
khoảng lặng có giá trị của nó.

ng xử với “Ngôn ngữ @”

Khoảng vài năm trở lại đây, có một trào lưu sử dụng tiếng Việt

“không chính thống” mà tác giả của nó phần lớn là tầng lớp Học sinh
Sinh viên. “Ngôn ngữ @” là cụm từ được tạm dùng để chỉ những hiện

90

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.