ánh nhìn “soi mói” của tôi, bạn ấy tỏ vẻ bối rối và thể hiện rõ trên gương
mặt mình cảm giác ngại ngùng, và tôi biết là mình cần phải thay đổi để
không khiến bạn ấy cảm thấy khó chịu.
Ánh nhìn “con lắc”
Khi nghĩ đến con lắc, bạn thường mường tượng đến nguyên lý dao động
điều hòa, liên tục, liên tục.
Cũng tương tự như vậy, nếu ánh nhìn của bạn dao động điều hòa, nhìn
sang trái, sau đó lặp lại sang phải, rồi lại nhìn sang trái, và sang phải… sẽ
khiến khán giả cảm giác buồn ngủ, nhàm chán bài trong lúc theo dõi bài nói
chuyện của bạn.
Ánh nhìn theo kiểu đóng đinh
Hãy tưởng tượng đôi mắt bạn là cây búa và giấy ghi chú là cái đinh. Nếu
các bạn liên tục “đóng đinh” trong suốt thời gian thuyết trình, khán giả sẽ
nhìn thấy hình ảnh của một người với cái đầu đưa lên đưa xuống như đang
đóng đinh và vô tình bạn cũng “đóng” luôn cả suy nghĩ và cảm xúc của
khán giả và bài thuyết trình khô khan của mình.
Nguyên do của ánh nhìn này là sự thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sợ cung cấp
thông tin sai nên phụ thuộc vào giấy ghi chú chứ không quan tâm đến người
nghe.
Ánh nhìn gấp gáp
Một cuộc giao tiếp được tạm gọi là đầy đủ, khi cả hai người đều nhận
thức người kia đã hướng sự tập trung về phía mình. Tương tự trong thuyết
trình, bạn không nên đảo mắt sang người khác nếu như người kia chưa kịp
tiếp xúc mắt với các bạn. Việc đảo mắt quá nhanh, quá gấp cũng làm khán
giả cảm thấy khó chịu.
Nhìn lên trời, xuống đất
Việc nhìn xuống đất quá lâu, hoặc nhìn lên trời quá nhiều, đều thể hiện
bạn là người kém tự tin, không dám nhìn thẳng vào mắt khán giả. Lý do của
việc kém tự tin này, phần lớn là do bạn không chuẩn bị kỹ càng mọi thứ liên
quan đến buổi thuyết trình.
Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi thuyết trình luôn luôn là công
việc rất quan trọng mà không người thuyết trình chuyên nghiệp nào bỏ qua.